khối lượng.
- Rõ.
- g chỉ trọng lực, tức vận tốc của vật thể rơi trên mặt đất trong mỗi giây.
Sáng tỏ chưa?
- Rõ như nước suối ấy chứ! – Michel đáp.
- Bây giờ, tôi đặt x để chỉ khoảng cách thay đổi giữa đầu đạn với tâm
của Trái Đất, và v là vận tốc của đầu đạn ở vào khoảng cách này.
- Được.
- Sau cùng, v số không trong phương trình là vận tốc của quả đạn lúc ra
khỏi tầng khí quyển.
- Đúng thế – Nicholl nói – phải tính vận tốc ở điểm này, bởi vì chúng ta
đã biết vận tốc lúc khởi hành bằng ba phần hai vận tốc lúc ra khỏi tầng khí
quyển.
- Tôi không hiểu nổi nữa! – Michel nói.
- Nhưng rất đơn giản mà – Barbicane nói.
- Không đơn giản bằng tôi – Michel đáp lại.
- Điều đó có nghĩa khi đầu đạn của chúng ta vừa ra khỏi tầng khí quyển
nó đã mất đi một phần ba vận tốc ban đầu.
- Đến thế kia à?
- Phải, anh bạn ạ, vì sự cọ xát của nó với những lớp khí quyển. Anh
biết rằng nó càng đi nhanh thì lực cản của không khí càng lớn.
- Tôi đồng ý điều đó – Michel đáp – và tôi hiểu điều đó, mặc dù những
chữ v số không, và những v số không bình phương của ông lục cục trong
đầu tôi như những cái đinh trong túi xách!
- Tác dụng đầu tiên của đại số là thế – Barbicane nói tiếp – Và bây giờ,
để cho anh biết, chúng ta sẽ thay thế những con số vào những ký hiệu này,
có nghĩa là cho những trị số.