BAY QUANH MẶT TRĂNG - Trang 50

- Bởi vì cái lạnh và cái nóng sẽ còn cân bằng nhau trên Trái Đất chúng

ta. Người ta tính rằng nếu Trái Đất bị sao chổi năm 1861 kéo đi thì nó sẽ
không phải chịu, dù ở rất xa Mặt Trời, một sức nóng mười sáu lần nhiều hơn
sức nóng mà Mặt Trăng đem lại cho chúng ta, sự nóng này nếu được hội tụ
ở tiêu điểm của những thấu kính mạnh nhất cũng không tạo được một hậu
quả đáng kể nào.

- Rồi sao nữa? – Michel nói.

- Chờ một chút – Barbicane đáp – Người ta cũng đã tính ở điểm cận

nhật, lúc nó gần Mặt Trời nhất, Trái Đất chịu một sức nóng bằng hai mươi
tám ngàn lần sức nóng của mùa hè. Sức nóng này làm tinh hóa những chất
của Trái Đất và làm bốc hơi nước, nhưng nó lại tạo một lớp mây dày có thể
làm giảm được nhiệt độ khắc nghiệt đó. Do đó, có một sự bù trừ giữa khí
lạnh của điểm viễn nhật và sức nóng của điểm cận nhật. Và như thế sẽ có
một nhiệt độ trung bình mà con người có thể chịu được.

- Nhưng người ta ước lượng nhiệt độ của không gian liên hành tinh là

bao nhiêu độ? – Nicholl hỏi.

- Ngày xưa – Barbicane đáp – người ta tin rằng nhiệt độ này rất thấp.

Bằng cách tính sự sụt giảm trong nhiệt kế, người ta tính được khoảng cách
hàng triệu độ không. Chính Fourier, một người đồng hương của Michel, nhà
bác học nổi tiếng của Viện hàn lâm khoa học, đã tính được những con số rất
chính xác này. Theo ông ta, nhiệt độ của không gian không xuống thấp dưới
sáu mươi độ.

- Hừ! – Michel thốt lên.

- Nó cũng gần bằng – Barbicane đáp – nhiệt độ trong những vùng địa

cực ở đảo Melville hoặc ở đồn Reliance, tức vào khoảng năm mươi sáu độ
bách phân dưới độ không.

- Chỉ còn việc chứng minh – Nicholl nói – rằng Fourier không tính sai.

Nếu tôi không lầm, một nhà bác học người Pháp khác – ông Pouillet – ước
tính, nhiệt độ của không gian là một trăm sáu mươi độ dưới không. Đó chính
là điều chúng ta sẽ thẩm tra lại.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.