BAY QUANH MẶT TRĂNG - Trang 96

Người ta còn thấy rằng ở cực Nam Mặt Trăng, có nhiều đất liền hơn

cực Bắc. Ở cực Bắc chỉ có một chỏm đất liền nằm lẻ loi giữa những đại
dương. Ở phía Nam, những lục địa gần như bao phủ cả bán cầu. Có thể
người nguyệt cầu đã đi đến những cực đó rồi trong khi những nhà thám
hiểm Franklin, Ross, Kane, Dumont d’Urville, Lambert lại chưa đến được
những nơi như vậy trên địa cầu.

Bề mặt nguyệt cầu cũng có rất nhiều đảo. Tất cả những vệt dài hoặc

tròn như được vẽ bằng compa này tạo thành một quần đảo rộng lớn có thể so
sánh với nhóm quần đảo hấp dẫn nằm giữa Hy Lạp và các vương quốc Tiểu
Á, nơi mà người xưa đã đặt ra biết bao câu chuyện thần thoại kỳ diệu. Vô
tình, những cái tên như Naxos, Ténédos, Milo, Carpathos, chợt hiện ra trong
trí tưởng tượng và họ đi tìm xem con thuyền của Ulysse hoặc “chiếc thuyền
buồm” của dân Argonautes nằm ở đâu. Ít ra đó là điều Michel Ardan quan
tâm, anh đã nhận ra trên tấm bản đồ Mặt Trăng một quần đảo Hy Lạp như
vậy. Đối với con mắt ít tưởng tượng hơn của những bạn đồng hành của anh
thì hình dạng những bờ biển này giống với những vùng đất đứt đoạn của
Tân Brunswick và Tân Écosse, anh chàng người Pháp tìm thấy ở đó dấu vết
của những nhân vật huyền thoại còn những ông người Mỹ này lại nhìn thấy
ở đó những quầy hàng phục vụ nền thương mại và kỹ nghệ Mặt Trăng.

Để kết thúc việc tả phần đất liền trên Mặt Trăng, cũng nên nói một chút

về núi non ở đó. Người ta không phân biệt rõ ở đó những dãy núi, những
ngọn núi lẻ loi, những đài vòng và những đường rãnh. Tất cả địa hình của
Mặt Trăng đều chia ra như vậy. Hình thể thật là trắc trở. Đó là một Thụy Sĩ
khổng lồ, một Na Uy liền một dải, lớp vỏ mặt đất ở đó coi như đã hoàn
thành. Bề mặt lởm chởm này là kết quả của những đợt co thắt của vỏ đất ở
thời kỳ thiên thể đang hình thành. Mặt Trăng rất thích hợp cho việc nghiên
cứu những hiện tượng địa chất. Theo sự nhận xét của một số nhà thiên văn
thì bề mặt của những nguyệt cầu mặc dù xưa hơn bề mặt của Trái Đất nhưng
có vẻ còn mới hơn. Ở đó không có những dòng sông có sức phá huỷ địa
hình nguyên thuỷ để tạo nên một mặt phẳng, không có không khí nên hình
dạng những ngọn núi không bị biến đổi. Vì không có những tác dụng của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.