M
6
ột lần, vào dịp lễ Giáng sinh, đúng lúc nửa đêm, hai cánh cửa lớn
dẫn vào khoa rầm rầm mở toang ra và một kẻ lạ mặt bước vào. Một lão già
to béo, râu ria xồm xoàm với cái mũi đỏ như quả cà chua, hai mí mắt đỏ
bừng vì lạnh. Bọn hộ lý da đen đã soi đèn tóm được lão trong hành lang.
Tôi thấy người lão quấn đầy kim tuyến và dây hoa gã Quan hệ Công chúng
treo khắp nơi mà lão vướng phải trong đêm tối. Lão che mắt khỏi ánh sáng
và mút mút ria.
“Hô, hô, hô!” Lão nói. “Già cũng muốn ở lại lắm, nhưng già phải đi thôi.
Thời gian biểu chật kín rồi, các bạn biết đấy. Hô, hô. Già đi…”
Bọn hộ lý kéo đến với những cây đèn trên tay. Lão bị giữ ở đây sáu năm
cho đến ngày được thả ra, râu bị cạo nhẵn nhụi, người khẳng khiu như cái
gậy.
Bằng một động tác đơn giản: xoay núm điều khiển trên tấm cửa sắt, mụ
Y tá Trưởng có thể bắt thời gian trôi theo ý muốn của mình; kim đồng hồ
treo tường sẽ quay tít như những chiếc nan hoa nếu mụ cần tăng tốc cuộc
đời. Trên màn hình cửa sổ, khung cảnh thay đổi vù vù sáng trưa chiều tối,
các con bệnh quay cuồng trong bão tố của ánh sáng và bóng tối cho kịp với
thời gian giả ấy, chen lẫn hỗn loạn trong phòng rửa mặt, trong nhà ăn, trong
phòng khám; đêm chỉ dài mười phút, chưa kịp chợp mắt, ánh sáng trong
buồng ngủ đã bật lên: lại dậy, ngày mới bắt đầu, hàng chục ngày đêm được
lồng vào chỉ trong một giờ tới khi các con bệnh chịu hết nổi, mụ mới ấn nút
xả hơi cho thời gian trôi theo tốc độ đã ghi sẵn trên mặt đồng hồ, như một
đứa trẻ nghịch ngợm với chiếc máy chiếu phim đã cho cuộn phim quay