đất bồi mương nữa, không còn đủ sức lỉa đất từ nơi cao đắp xuống chỗ thấp
nữa. Cỏ dại mọc đầy trên những lối đi. Trên những cành cao chót vót đung
đưa những trái chín dơi ăn phân nửa... Mom sông bây giờ có nhiều ngôi
nhà mọc lên, không còn hoang sơ như trước nữa. Nhưng người xung quanh
hầu như không ai nhớ
đến bà...
Cho đến mãi gần hai mươi năm sau ngàyhòa bình...
Vào một buổi chiều nắng quái, ông chủ tịch huyện cùng chị chủ tịch
Hội tìm đến mom sông. Họ phải vạch cỏ mà đi, bởi từ lâu, dường như bà
chẳng rời khỏi túp lều. Bà đang ngồi ngoáy trầu trên bộ ván mối mọt ăn lỗ
chỗ. Nhác trông thấy người lạ, bà co rúm người vì sợ hãi. "Trời, hương chủ,
hương cả, hương quản, hương tuần, hương... tới đây làm chi. Chuyện tôi có
thằng Thà đã qua lâu lắm rồi, xin các người hãy tha cho tôi!". Bà lùi dần
vào bức vách, đôi mắt hoảng loạn. Ông chủ tịch huyện gật đầu chào bà đầy
thương cảm, tôn kính. Chị chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ dịu dàng giải
thích:
- Không, mẹ ơi, đã lâu rồi, lâu lắm rồi đâu còn các bậc chức sắc. Đã
lâu rồi, những người phụ nữ lâm vào hoàn cảnh như mẹ không phải ra mom
sông mà ở. Hơn nữa, Mẹ... Mẹ là Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng...".
9. "Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng? Anh hùng? Mình là Bà Mẹ Việt Nam
Anh Hùng sao? Bà Thiệt ngẩn ngơ nhìn quốc kỳ đang được kéo lên, bay
phất phới trong làn gió xuân trước lễ đài. Bà đang ngồi trên hàng ghế danh
dự dành cho những Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng. Nhưng bà không tin vào
mắt, vào tai mình nữa. Mọi việc đột ngột quá. Bà được Hội Phụ nữ tặng
cho bộ quần áo dài đẹp để mặc nhân ngày lễ trọng đại. Gần hai mươi năm
sau ngày hòa bình, Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh
Hùng cho những bà mẹ có một con độc nhất là liệt sĩ, có hai con và chồng
hy sinh, có ba con là liệt sĩ trở lên... Bà Thiệt len lét nhìn quanh. Bà nhận ra