khổng lồ, nhưng có lần cậu ta lại hỏi tôi: “Điện thoại thông minh sản xuất
ra để làm gì?”, với vẻ rất ngơ ngác.
Cái tôi không thích nhất ở Hân là tính kẹt xỉ. Đến quán ăn, cậu ấy chỉ
gọi vẻn vẹn một bát cơm, đĩa thịt rang, bát canh rau muống luộc. Tôi mời
những món mới, cậu ấy đều từ chối. Lúc đầu cứ ngỡ cậu ấy đã ăn chán.
Nhưng không phải, tuy làm giám đốc một công ty nhưng việc tiếp khách,
thậm chí kí kết hợp đồng, cậu nhường hẳn cho tên phó, là em họ cậu. Tên
phó đó bụng phệ, kính râm, xe ngon, nhìn cứ tưởng gã mới là giám đốc.
Để mời Hân một món mới mà hơn tiền ở nhà tôi quả là khó. Bữa nào
đến cậu ta cũng có một câu: “Y cũ tiền, hôm nay tôi ăn trứng kho thịt anh
Hàn ạ”. Thế là vợ tôi biết phải lấy gì cho cậu ta. Bằng đấy tiền như cũ,
nhưng hôm nay cậu ta đổi thịt băm lấy thịt kho trứng. Mà anh biết thịt kho
trứng thì việc kho cũng tốn nhiều nhiên liệu, chưa kể nguyên liệu cũng cần
nhiều hơn. Nhưng nhất quyết cậu ấy chỉ ăn bằng ấy tiền mà vẫn phải đáp
ứng đủ một bữa ăn cho cậu ta. Điều này làm vợ tôi không hài lòng. Nhưng
tôi thì kệ, khách quen mà, nhưng lòng tôi kì thực cũng không vui anh ạ,
phàm là con người, giống nhau cả thôi. Có lần tôi đã tức bực vì bỏ ra những
mười lăm ngàn chỉ để mua một cốc nước mía. Mà nói thật với mười lăm
ngàn ấy tôi mua được những hai cây mía, ép ra được sáu cốc, sáu cốc đấy
anh tin không, nhưng mình vẫn phải uống cốc nước mía mười lăm ngàn.
Nhưng bảo tôi bán rẻ mọi thứ đi, tôi cũng không làm được. Kì thực
bữa cơm Hân ăn, nếu hạch toán kĩ, tôi chỉ làm đến mười ngàn, nhưng tôi
bán cho anh ta hai mươi lăm ngàn đấy, nhưng tôi vẫn ấm ức. Con người
mà, lòng tham ai cũng có, mà nhiều là đằng khác. Vẫn biết Hân ngày nào
cũng ăn ở nhà tôi, nhưng tôi vẫn ấm ức, bởi Hân cứ đánh đồng tất cả các
món vào một giá. Dù giá tiền đó của Hân tôi làm được gấp đôi số anh ta ăn.
Nhưng con người mà... Vợ tôi thì nghe chừng hậm hực lắm. Tôi cũng
không vừa lòng. Nhưng Hân có khả năng bàn luận văn chương rất ổn. Nên
tôi bảo vợ, khách quen mà. Nhưng khách quen thực tình cũng chẳng làm