giội napan xuống những cánh rừng miền Tây để trả thù cho thành phố bị
tấn công hồi Tết.
Cảnh tàn sát những cánh rừng miền Tây bằng B52, napan và chất diệt
cỏ, Thịnh nghe từ chính chị Duyên. Vào hồi Thịnh là bé con, chị Duyên đã
lớn, kiều diễm lộng lẫy như một nhan sắc lạc lõng nơi xóm đạo đàn bà con
gái đời này qua đời khác không biết gì ngoài chằm nón, những lưng còng
mặt cúi như định mệnh. Sau dịp Tết Mậu Thân, chị bỏ thành phố lên rừng
theo quân Giải phóng. Nhưng đời sống chừng nào cũng phi lý, chị nói, chị
muốn trở về thành phố với một tư thế khác, cần ngẩng đầu lên, nào hay
những cuộc chạy, chạy bom đạn, chạy biệt kích ở trong rừng đã làm chị
không đủ sức để chịu đựng. Lần này bỏ rừng chị không bao giờ còn dám
nghĩ tới đổi thay nữa. Quên đi nhan sắc, quên đi giấc mơ kiêu hãnh, chị
ngồi xuống bên cái khung nón, ngày qua ngày đâm kim kéo chỉ lên nỗi
lòng, để lòng càng lúc càng câm nín đi...
Nhưng người con gái đó, chị Bé nào đó đã đi đâu về đâu trong tháng
ngày kia. Thịnh bất chợt rùng mình.
- Tôi có nghĩ về cô ta, nhưng không nhiều lắm nếu tôi không gặp lại
cô ta. Một tình huống oái oăm. - William kể tiếp. - Vào khi tôi đã nằm trên
mặt đường, tôi nghĩ tôi sẽ chết, mọi sự sẽ kết thúc tại đây, không vinh
quang song cũng chẳng bi đát cho lắm. Nhưng bỗng dưng tôi thấy có bóng
người lọt khỏi cánh cổng tôi vừa đi ra ban nãy, chạy về phía tôi. Tôi cảm
thấy cả những luồng đạn líu ríu bay từ đâu đó nữa. Một người thật, một
người con gái quỳ bên cạnh tôi, bàn tay mềm giống không phải sự thật,
vuốt lên gương mặt tôi, này William, anh nhận ra tôi không, tôi là Bé, cô
Bé cave, cô ta nói, tôi đến để băng vết thương cho anh đây... Trong cơn mơ
màng của cái chết đang đến gần, tôi thấy gương mặt dịu dàng của cô ở
trong vành mũ, đôi mắt rộng lớn có những tia sáng ấm áp. Trong bầu trời
mưa còn bay và những chấm lá nhỏ theo mưa rơi xuống trên mặt tôi. Ngần