ấy thời gian của cuộc đời, tôi chưa từng có buổi sáng nào tuyệt đẹp như
thế...
- Sau đó thì sao? - Thịnh hỏi.
- Sau đó ra sao tôi không biết. Tôi tỉnh dậy ở trong bệnh viện. Người
ta nói quân Giải phóng đã rút sạch rồi. Mổ vết thương xong, còn nằm
nguyên trên băng ca, tôi bay về Mỹ...
*
* *
Mất khá nhiều thời gian Thịnh mới tìm được người chỉ huy cánh quân
giải phóng ở bờ Nam sông Hương hồi mùa xuân 1968. Bấy giờ ông đã lên
cấp tướng và đã về hưu. Cũng mất nhiều thời gian nữa Thịnh mới gợi ông
nhớ lại hình ảnh ngôi nhà Đại biểu Trung Phần số 5 đường Julle Ferry.
- Chúng tôi là những người cuối cùng rút khỏi thành phố, - ông ta nói,
- song chúng tôi đã bị thiệt hại rất nhiều.
Thịnh hỏi ông ta về người con gái tên Bé, một trong số bao nhiêu
người Huế đã theo quân Giải phóng năm đó. Ông trầm ngâm, rồi cũng nhớ
được. Quả cũng có một nữ cứu thương mang cái tên như thế. “Nhưng cô ta
chết rồi, chết vào buổi cuối cùng trước khi rời bỏ thành phố. Cô ta muốn
cứu một thằng Mỹ. Tôi bảo, mặc kệ hắn đi, chúng ta đâu có bắn hắn, chiến
hữu của hắn bắn hắn đấy chứ, nhưng cô ta cứ đi. Và bọn lính ở ga tàu hỏa
đã không bỏ lỡ cơ hội...”. Giọng ông ta đều đặn, chậm rãi, thứ giọng
William nói, hơi có chút gì muộn phiền. Mà muộn phiền thật không, những
câu chuyện, những phận người đã như lá bay qua, ở xứ sở lịch sử có quá
nhiều đau thương này...
Rời nhà ông già, Thịnh đi bộ qua thành phố, về ngang Hạ Trắng. Dẫu
khuya muộn quán vẫn chưa đóng cửa, trong im lìm, trong bao nhiêu mùi