BẾN ĐỢI - Trang 74

Bóng ông già nhập nhoạng dưới những cây xà cừ cổ thụ, khăn mặt

màu cháo lòng vắt trên vai. Ông đi về khu điều trị thương binh khoa ngoại.

*

* *

Chiều tối hôm sau, ông già thương binh mất một góc hàm trái lại ra

quán hàng của tôi. Ông không ngồi lẩm bẩm nói phào phào một mình nữa.
Tôi xếp gọn gàng mấy thứ tạp hóa lặt vặt lại. Thời tiết này, chỉ những thứ
nước giải khát mát mẻ là đắt hàng, còn mấy thứ kim chỉ vá may, đồ chơi
cho trẻ con hay những quyển sách bìa dày cộp thì ai mà thèm đụng đến
thành ra hàng của tôi ế ẩm quá chừng. Có hôm tôi đóng quán, đi lang thang
lòng vòng ở bệnh viện. Tôi thường bị ám ảnh bởi những chiếc nạng gỗ
chống lọc cọc xuống con đường xi măng trơ trọi trong bệnh viện, hoặc là
những ống tay áo vắt lủng lẳng sau vai của một người nào đó bởi một cánh
tay đã gửi lại nơi chiến trường.

Tôi chỉ được biết mặt cha qua tấm hình đặt dưới cái bằng “Tổ quốc

ghi công”. Bà nội tôi kể lại rằng: Một chiều cuối năm, cha tôi tạt qua nhà.
Lúc ấy mẹ tôi đang tất bật gói bánh chưng ở cửa hàng thực phẩm, biết tin
chồng về, mẹ tôi vội vàng để thịt mỡ, đậu xanh, lá dong, gạo nếp lại, cuống
cuồng đạp xe về nhà...

Bà tôi khẽ khàng đóng cửa, và ngồi xây lưng lại như người gác ở bên

ngoài. Ai hỏi mẹ tôi, bà cũng bảo chưa về nhà. Khi bóng tối sập xuống,
tiếng còi tàu hú vang ngoài ga Hàng Cỏ, cha tôi khoác vội cái ba lô cậy cửa
nhào ra ôm chặt lấy bà. Bà tôi ôm lấy con trai, nước mắt chảy dài. Mẹ lại
cuống cuồng chở cha tôi ra ga, sau lưng là bà tôi ngồi thụp xuống thềm âm
thầm khóc. Chỉ đến khi con tàu lẫn vào màn đêm, mẹ tôi mới lau nước mắt
rồi vội quay lại cửa hàng. Đàn chuột cống đã nhanh chân xơi sạch cả mấy
tô thịt gói bánh. Năm ấy, bánh chưng của cửa hàng không có nhân thịt lợn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.