BẾN ĐỢI - Trang 75

Tôi ra đời vào một chiều cuối thu nắng vàng rực rỡ. Cha tôi mãi mãi ở

lại chiến trường, dù mẹ héo mòn chờ đợi cha tôi về, để khoe con gái...

Tôi kể tiếp với ông già mất một góc hàm trái về chuyện mẹ tôi, bao

năm rồi, mẹ luôn sống bằng ký ức. Năm nào làm giỗ cha tôi xong, mẹ lại
vào Quảng Trị. Lần nào mẹ cũng ôm một bó hoa hồng từ Hà Nội vào để thả
xuống dòng sông, nơi cha tôi đã hy sinh. Mẹ ngồi hết chiều trên bờ sông
Thạch Hãn, một mình lầm rầm nói chuyện với người âm. Lần nào trước khi
ra về mẹ cũng nói với cha: "Sang năm... cuối tháng bảy... em lại vào".

Nghe tôi kể, ông già thương binh thở dài đếnnão ruột.

*

* *

Những ngày cuối tháng bảy năm nào quân y viện cũng đông đúc hơn

thường lệ. Bệnh nhân là những người thương binh từ các trại điều dưỡng,
từ các vùng quê lũ lượt về khám và điều trị. Cũng là một cơ hội gặp gỡ
nhau, ôn lại những tháng ngày trận mạc. Nằm điều trị cùng nhau nhiều lần,
quen thân nhau đến nỗi thuộc làu làu quê quán và đơn vị thời chiến tranh,
đánh ở chiến trường nào, thương tật ra sao. Tất nhiên, mỗi lần gặp lại, họ
biết thêm về nhau nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống đời thường: chuyện
đứa cháu nội mới chào đời, con bò cái mắn đẻ, bà vợ già hay đi đái đêm...,
trên trời dưới biển đủ thứ chuyện.

Tháng bảy năm nay, tiết trời dịu hơn mọi năm trước, nhưng bệnh viện

cũng vắng vẻ đi nhiều. Những người khó tính cứ ít dần đi, nhóm hút thuốc
lào của năm trước chỉ còn lại ba người. Cứ thấp thoáng xa gần từng khuôn
mặt, từng giọng nói, từng vùng quê của họ... ám ảnh trong trí nhớ của tôi.

Ông già thương binh hàm trái mất một góc ấy lại về nằm viện. Ông

xách ra cho tôi cân bột sắn, một gói lá kim tiền thảo và chục trứng gà. Ông
khoe: "Cái đèn pin chị cho, chú dùng vẫn tốt lắm". Ông bảo, chú không ốm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.