rê vào vết thương, chị chạy ào đến bên con, lảo đảo, đất trời xoay tròn, tối
sầm lên chị...
Một con mắt chị không còn. Nỗi đau câm lặng và u uẩn dồn vào con
mắt còn lại. Ánh mắt ấy sáng quắc làm nhức nhối người đối diện, như một
câu hỏi xoáy sâu vào lòng người. Vết thương chưa kịp lành, một tháng sau
chị nhận được tin chồng hy sinh ở chiến trường miền Đông. Bé Thủy thế là
không biết mặt cha. Tín không trở về, để lại đất Thành Châu này một nỗi
ngờ: “Bé Thủy là con gã chiêu hồi hay liệt sĩ?”. Không ai dám chạm đến
nỗi đau đó của chị, chỉ trừ khi chi bộ họp muốn làm sáng tỏ câu chuyện cũ.
Chị không hé môi nửa lời. Người đàn bà tràn trề sinh lực xưa kia giờ trở
nên chai lì, héo hắt vì đau khổ. Chị lặng lẽ như một chiếc bóng. Ít lâu sau,
bên nội của bé Thủy đón cháu về nuôi. Kể từ đó, chị như kẻ mất hồn, thơ
thẩn. Ngày giải phóng, niềm vui trộn lẫn nước mắt, chị bùi ngùi nghĩ đến
chồng. Giữa lúc bao gia đình sống trọn niềm vui đoàn tụ, chị trở nên rất cô
đơn. Không đợi đến sự khoan hồng của tổ chức, Sang thắt cổ tự tử trong
một khu vườn đầy dơi. Chị đã quỳ bên nấm mộ anh, òa khóc nức nở. Chị
thương mình, thương cho anh đến xót xa, bởi người chết không có khả
năng tự bảo vệ cho mình. Và Chung đã làm đúng như niềm mong đợi của
Sang, chỉ mình chị hiểu anh là đủ. Khi anh nằm xuống, có lẽ cũng mình chị
khóc thương anh. Những giọt nước mắt chị lăn trên má rồi rơi xuống cát.
Cát bỏng mùa khô uống cạn những giọt nước mắt của người đàn bà đau
khổ. Cái chết của anh đã khép lại mãi câu chuyện chiêu hồi cùng bao lời
phán xử, nghi vấn. Chỉ có chị là còn sống để gánh chịu phần đời phía sau
của những người nằm xuống. Giữa lúc người nối nhau kể về những công
trạng, thành tích, mất mát, hy sinh... Chung lặng lẽ ra đi trên một chiếc
thuyền mong manh, bé nhỏ.
... Từ đất Thành Châu, chị xuôi thuyền đến sông Ngã Bảy, Ngã Năm,
vượt qua sông Trời Sanh đến ngã ba sông Lớn rồi thả thuyền dọc theo dòng
Cái Bè, Cái Lớn... lại xuyên qua những dòng sông Trời Sanh, qua sông
Trẹn đến xứ sở của những cánh rừng tràm. Những dòng sông và cánh rừng