Tôi bật đèn bàn và lục tìm tờ báo có bài viết về Juli mà tôi
đã vứt vào trong ngăn kéo.
Đúng như tôi nghĩ mà – bọn họ cứ làm như là Juli đang cố
giải cứu núi Rushmore* không bằng. Họ gọi con bé nào là
“một tiếng nói can trường trong thời buổi đô thị đảo điên”
rồi thì “ngọn lửa truyền nhiệt cho việc cần hạn chế sự phát
triển quá đà của một cộng đồng vốn yên bình và duyên
dáng”.
*Núi Rushmore – Khu tưởng niệm Quốc gia là một tác phẩm
điêu khắc trên đá hoa cương ở núi Rushmore thuộc bang
South Dakota, Hoa Kỳ. Đây là tác phẩm của Gutzon
Borglum (1867 – 1941) và sau này là con trai ông, Lincoln
Borglum (1912 – 1986). Núi Rushmore thể hiện chân dung
bốn vị tổng thống kiệt xuất của Mỹ: George Washington,
Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln.
Cho tôi xin. Có cái gì là sai nếu một ông muốn chặt một cái
cây mọc trên đất nhà ông ấy để xây nhà? Đất của ông ấy,
cây của ông ấy, đương nhiên là ông ấy có quyền. Hết
chuyện. Đoạn báo vừa rồi đúng là nhảm nhí.
Ngoại trừ. Ngoại trừ những chỗ mà họ trích lời của Juli. Có
thể đơn giản chỉ là những dòng đối ngược với những gì bóng
bẩy, thiên lệch của tay phóng viên, nhưng những gì mà Juli
nói lại không hề có kiểu khoe mẽ như tôi tưởng. Chẳng biết
nói thế nào nữa. Nó kiểu sâu sắc ấy. Ngồi trên cái cây đó,
với con bé, thực sự là một triết lý.
Và kỳ lạ là tôi hoàn toàn hiểu được điều này. Con bé nói về
cảm giác khi ở trên cây, và làm sao mà cảm giác đó lại tựa
như vượt qua được giới hạn về không gian. “Như được nâng
lên khỏi mặt đất và được gió vuốt ve”, con bé nói, “giống