trọn của một người chỉ nêu đích danh những ai muốn chỉ rõ) “họ có những
buồng lô thuê bào và có nhã ý mời chúng tôi đi cùng mỗi khi có vở mới
đáng xem, tôi chắc chắn là sớm muộn tôi cũng sẽ xem Francillon thoi và có
thể có nhận định riêng của mình. Tuy nhiên, tôi phải thú thật là tôt thấy mình
khá cù lần, bởi vì đến salon nào, đương nhiên người ta cũng chỉ nói đến món
xà lách Nhật Bản khốn khổ ấy. Thậm chí người ta đã bắt đầu hơi mệt với
nó,” bà ta nói thêm khi thấy Swann có vẻ không quá quan tâm, như bà
tưởng, đến một vấn đề thời sự nóng bỏng đến thế. “Tuy nhiên, phải công
nhận rằng cái đó đôi khi cũng tạo cớ cho những ý khá hay ho. Chẳng hạn,
một bà bạn tôi, tính rất khác thường, tuy rất xinh đẹp, rất nhiều kẻ vây
quanh, được quảng cáo rất ghê, bà ta ói đã thuê người làm món xà lách Nhật
Bản tại nhà mình, nhưng trộn vào đó tất cả những gì Alexandra Dumas con
nói trong vở kịch. Bà mời mấy bà bạn đến ăn. Tôi không may mắn ở trong
số những người được ưu ái đó. Nhưng bà ta đã kể lại, vào hôm tiếp tân sau;
hình như kinh tởm lắm, bà ấy làm bọn tôi cười đến chảy nước mắt. Nhưng
ông biết đấy, tất cả cái duyên là ở tỏng cách kể,” bà nói khi thấy Swann vẫn
giữ một vẻ nghiêm trang.
Và đồ rằng đó là do ông không thích vở Francillon:
“Vả chăng, tôi nghĩ là mình sẽ thất vọng mất thôi. Tôi nghĩ nó không
thể bằng Serge Panine được, thần tượng của bà De Crécy. Ở đó, chí ít còn có
những vấn đề có nội dung, khiến ta phải suy nghĩ; đằng này lại đem phổ
biến công thức một món xà lách trộn trên sân khấu Nhà hát Théâtre –
Français! Còn Serge Panine thì tuyệt bút! Như tất cả những gì chảy ra từ
ngòi bút của Georges Ohner, tôi không rõ ông đã xem Chủ xưởng rèn
chưa, vở này tôi còn thích hơn cả Serge Panine.”
“Xin bà thứ lỗi,” Swann nói, vẻ mỉa mai, ”thú thật là sự thiếu khâm
phục của tôi đối với cả hai tác phẩm ấy gần như ngang nhau.”
“Thật ư? Ông chê trách chúng ở điểm nào? Ông không thành kiến đấy
chứ? Có lẽ ông thấy chúng hơi buồn chăng? Với lại, như tôi vẫn nói, không
bao giờ nên tranh luận về những cuốn tiểu thuyết hoặc những vở kịch. Mỗi
người có cách nhìn của mình và ông có thể ghét cái mà tôi yêu thích nhất.”