BÊN PHÍA NHÀ SWANN - Trang 47

không sao quan tâm được đến cái gì không trực tiếp liên quan đến một đối
tượng thẩm mỹ hay đạo đức. Thái độ dửng dưng trong suy nghĩ của họ đối
với những gì có vẻ gắn liền với cuộc sống thượng lưu, dù gần hay xa, lớn tới
mức mà trong bữa ăn tối, ngay khi câu chuyện đi theo hướng phù phiếm
hoặc chỉ là tầm thường và họ không sao đưa nó trở lại được với những đề tài
ưa thích của mình, thính giác của họ – cuối cùng cũng hiểu ra mình nhất thời
vô dụng – bèn để cho những cơ quan tiếp nhận của nó nghỉ ngơi và để chúng
thực sự bắt đầu suy giảm. Nếu lúc đó cần thu hút sự chú ý của các chị em
của bà tôi, ông tôi phải viện đến những cảnh báo cụ thể mà các bác sĩ tâm
thần thường dùng cho một số người bệnh bị tật đãng trí: dùng lưỡi dao gõ
nhiều lần vào một cái cốc, cùng lúc dùng lời và mắt để gọi đột ngột, nghĩa là
những biện pháp mạnh mà các bác sĩ tâm thần này nhiều khi đem vào sử
dụng trong các mối quan hệ thường ngày với những người khỏe mạnh, hoặc
do thói quen nghề nghiệp, hoặc do họ tin rằng mọi người đều hơi điên.

Các bà này quan tâm hơn khi, vào đúng hôm trước ngày Swann sẽ đến

ăn tối và trước đó đã gửi tặng riêng hai bà một két rượu vang Asti, cô tôi,
cầm một số báo Figaro, ở đấy bên cạnh tên một bức tranh được trưng bày ở
Triển lãm của Corot, có những chữ sau đây: “thuộc về bộ sưu tập của
Charles Swann”, nói rằng: “Mọi người đã thấy Swann được báo Figaro
‘vinh danh’ chưa? – Nhưng tôi chẳng vẫn bảo rằng ông ta rất có khiếu thẩm
mỹ đó sao, bà tôi nói. – Đương nhiên là em rồi vì đây là phải khác với ý kiến
của chúng ta”, bà cô tôi trả lời, vì biết bà tôi không bao giờ cùng ý kiến với
mình và không dám chắc chúng tôi lúc nào cũng tán thành bà, nên muốn lấy
cho được một sự kết án cả khối đối với các quan điểm của bà tôi, bà cô tôi
cố liên kết chúng tôi với ý kiến của mình để chống lại ý kiến của bà tôi.
Nhưng chúng tôi yên lặng. Khi các bà dì biểu lộ ý muốn sẽ nói với Swann
về mấy chữ trong báo Figaro, thì bà tôi ngăn họ lại. Mỗi lần bà cô tôi thấy
người khác có một lợi thế mà bà không có, dù nhỏ đến mức nào, bà vẫn tự
thuyết phục rằng đây không phải là một lợi thế mà là một điều xấu và bà tỏ ý
ái ngại cho họ để khỏi phải ganh ghét. “Tôi tin rằng các bà sẽ không làm ông
ta vui lòng đâu; riêng tôi thì biết rất rõ rằng nhìn thấy tên tôi in sống in sít
như thế này trong tờ báo, tôi sẽ rất khó chịu và chẳng sung sướng gì nếu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.