Các bạn học cuối cùng cũng bị chinh phục một cách triệt để. Vẻ bất
mãn, ngông cuồng và thách thức trên mặt bọn họ hoàn toàn biến mất, thay
vào đó là sự khâm phục và sùng bái. Lần đầu tiên trong đời, bọn họ biết thế
nào là "uyên bác", là cảm giác nhỏ bé và bi ai của con ếch ngồi dưới đáy
giếng ngước nhìn bầu trời bao la.
Về phần Liễu Địch, cô biết thế nào là "thiên tài" thực sự.
Thế nhưng, đối diện với vô số ánh mắt sùng bái, thầy Chương vẫn lạnh
lùng vô cảm như cũ. Thầy cất giọng bình thản: "Các em còn cần tôi
đọc
tác phẩm nào nữa không?" (Thầy Chương dùng từ "Độc"
读 có nghĩa
cầm nhìn vào sách hay văn bản để đọc)
Đọc? Lại là "đọc"? Những đứa trẻ mười sáu mười bảy tuổi này, dù sùng
bái một người đến mấy, cũng không thể chịu đựng sự ngông cuồng và miệt
thị từ ngữ. Lớp học lại ồn ào. Trong âm thanh tạp loạn, một giọng nói trong
trẻo vang lên: "Thưa thầy, tại sao thầy luôn gọi "thuộc lòng" thành "đọc"?
Lẽ nào thầy lớn lên với kiểu "đọc" sách đó?" (Đáng lẽ thầy Chương phải
dùng từ "Bội"
背 tức đọc thuộc lòng. "Độc" và "Bội" là hai từ có cách đọc
cách viết và ý nghĩa hoàn toàn khác nhau)
Đây là lời chất vấn của bạn cùng bàn Liễu Địch. Câu nói này dẫn đến
một loạt tiếng nhao nhao chỉ trích. Mọi người bàn luận, trách cứ thầy, phảng
phất đó không phải là người thầy họ sùng bái vài phút trước đó mà là một
tên tội phạm.
Chỉ có Liễu Địch không lên tiếng. Trên thực tế, cô im lặng từ đầu đến
cuối, không ra câu hỏi với thầy, cũng không lên tiếng phê bình thầy.
Về phần thầy Chương, đối diện sự công kích của đám học sinh, thầy vẫn
trầm mặc, tựa hồ những lời trách cứ ở bên dưới không liên quan đến thầy.