xuyên xuất hiện trên báo và tạp chí, cô không ngừng được thiên hạ gắn mác
"thiên tài".
Chỉ là nghe quá nhiều, Liễu Địch ngược lại không đồng tình, cô thậm
chí bắt đầu nghi ngờ bản thân rốt cuộc có phải là "thiên tài" hay không? Bắt
gặp gương mặt thiếu nữ ngày càng xinh xắn trong gương, cô đột nhiên cảm
thấy, danh hiệu "thiên tài" mà cô giành được là dựa vào dung nhan của
mình. Những cô gái xinh đẹp chỉ cần có một chút tài hoa là dễ dàng được
người khác ưu ái và coi trọng. Trên toàn thế giới, điều này là luật bất thành
văn.
Mỗi khi nghĩ đến nguyên nhân này, Liễu Địch đều cảm thấy vô vị và
chán nản. Cô nhìn quá đủ những gương mặt tươi cười của người khác, khi
họ khen ngợi cô. Những gương mặt đó thể hiện sự nhiệt tình quá độ, thành
ra có điều gì đó không tự nhiên. Liễu Địch kết luận bằng hai từ "giả tạo".
Cô cho rằng, ánh lệ trong mắt vị học giả và mồ hôi trên trán chú biên tập
mới là chân thực, mới là chú giải từ "thiên tài" chuẩn xác nhất. Nhưng đó là
chuyện từ ngày xửa ngày xưa, hiện tại cô đã 16 tuổi, cô còn dám vỗ ngực tự
xưng là "thiên tài" hay sao? Vì vậy, Liễu Địch ngày càng ghét hai chữ
"thiên tài".
Xét ở một khía cạnh khác, là thiên tài thì sao chứ? Cô vẫn không có
quyền lựa chọn cuộc sống của mình. Cô thích văn học, nhưng vẫn phải cắm
đầu vào học các môn toán lý hóa. May mà ông trời ban tặng cô trí óc thông
minh, khiến cô không cần chăm chỉ cũng vẫn có thể học tốt ba môn toán lý
hóa.
Liễu Địch không hiểu, cô phải học những định luật, công thức và
nguyên lý đó để làm gì. Trong tương lai, cô tuyệt đối không sống dựa vào
mấy môn khô khan nói trên. Nhưng Liễu Địch biết rõ, nếu không học mấy
môn chán ngắt đó, cô sẽ không thể thi đỗ đại học, không được tiếp nhận nền
giáo dục chính quy mang tính hệ thống. May mà năm lớp 11, trường bắt đầu