Không có màn tự giới thiệu, không có lời mở đầu, thầy Chương bắt đầu
giảng bài.
"Các em, hôm nay chúng ta học tản văn "Ánh trăng bên hồ sen" của Chu
Tự Thanh tiên sinh. Mời các em mở sách giáo khoa, tôi sẽ
đọc
bài văn một lần."
Lớp học vụt qua một sự xao động, nhưng nhanh chóng khôi phục không
khí yên tĩnh. Liễu Địch đưa mắt về bục giảng, hai tay thầy Chương trống
không. Thầy không hề cầm giáo trình.
"Mấy ngày nay, trong lòng không yên tĩnh. Tối nay ngồi ở trước sân
hóng mát, tôi đột nhiên nhớ tới hồ sen tôi vẫn ngày ngày đi qua. Trong ánh
trăng sáng ngời, nó có một dáng vẻ khác biệt. Ánh trăng ngày càng lên cao,
tiếng nô đùa của bọn trẻ trên đường phố bên ngoài bờ tường đã dần biến
mất. Bà xã ở trong nhà ru Nhuận Nhi ngủ...ngâm nga câu hát ru. Tôi âm
thầm mặc áo khoác, mở cửa đi ra ngoài..."
Trời ạ! Tất cả mọi người đều ngẩng đầu, ai nấy há hốc miệng. Cả lớp
dồn ánh mắt kinh ngạc lên bục giảng, ngạc nhiên chứng kiến người thầy
ngẩng cao đầu, chắp hai tay sau lưng đọc thuộc một bài tản văn khá dài.
Thầy không cần nhìn sách cũng có thể đọc một cách rõ ràng, thanh âm vô
cùng truyền cảm. Trong thanh âm của thầy có thơ, có họa, có tình, có cảnh,
giống ảo ảnh mơ hồ, giống tiếng hát vang vọng. Thầy gần như đưa tất cả
mọi người tới hồ sen nhuộm ánh trăng bàng bạc đó. Trước mắt mọi người
hiện ra cảnh bông sen lay động dưới ánh trăng, tỏa hương thơm dìu dịu.
Một điều kỳ diệu hơn, thầy Chương đã đọc ra tâm trạng vi diệu rất khó phát
giác của tác giả Chu Tự Thanh, đó là sự yên tĩnh mà ông theo đuổi trong
cuộc sống hiện thực ồn ào. Cả lớp say mê lắng nghe. Lúc này, thầy Chương