Sau khi giặt xong đồ và phơi lên dây thép ở ngoài sân, Liễu Địch bắt đầu
giúp thầy Chương lau giá sách, dọn dẹp nhà cửa. Cô kinh ngạc phát hiện,
giá sách không hề có bụi, rõ ràng thường xuyên được lau chùi. Thầy
Chương không thể đọc sách, nhưng thầy vẫn dày công nâng niu bảo vệ
đống sách này. Sách được phân loại và sắp xếp đâu vào đấy, phần lớn là
sách văn học. Sách lịch sử, nghệ thuật và triết học cũng chiếm diện tích
không nhỏ. Những cuốn sách Liễu Địch biết đến đều xuất hiện ở đây. Liễu
Địch còn phát hiện, có ba giá sách đều là sách ngoại văn. Đa phần là sách
tiếng Anh và tiếng Pháp, một số cuốn tiếng Tây Ban Nha. Liễu Địch há hốc
miệng, không biết nói gì mới phải.
Liễu Địch lại ngó qua khu vực văn học cổ điển: Kinh Thi (là một bộ
tổng tập thơ ca vô danh của Trung Quốc, một trong năm bộ sách kinh điển
của Nho giáo); Phạn Từ; Bách Gia Chu Tử (là thời kì chứng kiến sự mở
rộng to lớn về văn hóa và trí thức ở Trung Quốc kéo dài từ 770 đến 222
TCN. Trùng khớp với giai đoạn Xuân Thu và Chiến Quốc, và nó cũng được
gọi là thời đại hoàng kim của tư tưởng Trung Quốc và thời kì "trăm nhà đua
tranh này" chứng kiến sự nảy nở của nhiều trường phái tư tưởng khác
nhau); Lịch sử tản văn; Nhị thập tứ sử (là tuyển tập các cuốn sách sử Trung
Quốc bao quát giai đoạn lịch sử từ năm 3000 TCN tới thời nhà Minh vào
thế kỷ 17. Toàn bộ có 3213 tập và khoảng 40 triệu chữ. Nó thường được coi
là một nguồn dữ liệu chính xác về truyền thống lịch sử và văn hoá Trung
Quốc); Hàn Nhạc Phủ; Đường Thi; Tống Từ; Nguyên Khúc; Tiểu thuyết
Minh Thanh, các loại luận văn, tuyển tập của tám tác giả tản văn lớn đương
đại...
Liễu Địch giở cuốn "Tuyền Ki Toái Cẩm", cô kinh ngạc phát hiện đây là
cuốn sách về trò chơi văn tự của người Trung Quốc cổ đại. Ở trang đầu tiên,
Liễu Địch nhìn thấy dòng chữ:
"Mua quyển sách này với giá cao, có lẽ đây là tuyệt bản, vô cùng sung
sướng. Nét đặc sắc của văn tự Trung Quốc, người khác không khỏi kinh