ngạc và thán phục. Tác giả cuốn này chắc là thiên tài.
Liễu Địch ngẩng đầu, hai má cô đỏ bừng, đôi mắt sáng rực. Cô không
thể kiềm chế, thốt lên một câu: "Thầy Chương, thầy sở hữu một kho báu,
một kho báu thật sự!"
"Ý em là những cuốn sách đó phải không?" Thầy Chương tựa hồ bừng
tỉnh từ trong nỗi trầm tư: "Đây đúng là một kho báu. Thời đi học, có bao
nhiêu tiền tôi đều dốc ra mua sách hết. Để kiếm tiền mua sách, tôi từng đi
làm thuê, làm gia sư, thậm chí có lúc bán cả quần áo của mình...Việc làm
sáng suốt nhất của tôi là không để sách ở nhà bố mẹ, mà để ở đây, nên
chúng mới thoát khỏi trận hỏa hoạn đó. Tuy bây giờ không thể đọc chúng,
nhưng tôi vẫn cảm thấy rất may mắn. Sau khi bị mù, nhiều người khuyên
tôi bán chỗ sách này đi. Người ở thư viện còn đến tận đây thuyết phục tôi,
nhưng tôi không đồng ý. Sao tôi có thể nhận lời bán chúng?"
Liễu Địch trầm mặc. Cô hiểu một cách sâu sắc tình cảm của thầy
Chương. Đúng vậy, sao có thể đem bán sách? Những cuốn sách này đánh
dấu khoảng thời gian đẹp đẽ nhất trong cuộc đời thầy Chương, tích tụ biết
bao giọt mồ hôi và tâm huyết của thầy, tích tụ tuổi thanh xuân và ước mơ
của thầy, tích tụ tư tưởng và tín niệm của thầy...Chúng không chỉ đơn thuần
là những cuốn sách vô tri vô giác, chúng đã trở thành một phần trong sinh
mệnh của thầy Chương. Thầy Chương làm sao nỡ cắt bỏ sinh mệnh của
mình?
Thầy Chương lại chìm vào hồi ức. Tâm tình nằm sâu trong ký ức của
thầy, bây giờ đang từ từ tuôn chảy như dòng suối nhỏ:
"Lúc đó, tôi yêu sách như sinh mạng. Kiếm được một cuốn sách hay, tôi
sẽ đọc nó quên ăn quên ngủ. Ở Bắc Đại có một giáo sư đặc biệt tin tưởng
vào việc học thuộc lòng. Ông cho rằng, tiên sinh Tư Thục ở thời cổ đại đào
tạo ra nhiều nhân tài qua việc bắt học trò đọc thuộc lòng, tự nhiên có đạo lý
nhất định. Tôi cũng bị ảnh hưởng bởi vị giáo sư đó. Phàm là sách hay,