“Chính việc này đã gợi chúng ta nhớ tới cái mà giới quan chức và khoa
học của chúng ta gọi là “tẩy não”. Trong một diễn đàn, ban đầu mỗi người
tham gia đều trình bày lý lẽ của mình về vấn đề đang được đề cập đến, có
thể viện dẫn bao nhiêu tuỳ thích, song rốt cuộc quyết định cuối cùng được
thông qua bằng biểu quyết nhất trí (Consensus). Phương pháp nghiên cứu,
thoạt nhìn không phức tạp lắm: trước hết là xác định đối tượng nghiên cứu.
Rốt cục đối tượng đó thường là: Những con đường phát triển nền kinh tế
Nga; mối quan hệ giữa trung ương với các địa phương; chính sách của Nga
trong quan hệ với Mỹ. Sau đó là lập đội “tuyển cầu thủ” – gồm những
người hoặc nhóm người có uy tín trong lĩnh vực cần nghiên cứu. Có
khoảng 1/3 trường hợp là thành phần được thay đổi một chút. Điều đương
nhiên, “đội trưởng” trong hầu hết các trường hợp là những chính khách
hàng đầu. Mỗi cầu thủ được nhận một thang điểm phân loại (từ 1 đến 100)
về mức độ ảnh hưởng đối với vấn đề và mức độ am hiểu trong lĩnh vực đó.
Sau đó, các cầu thủ được chia theo thang điểm và phân thành 100 đơn vị
quan điểm. Đây mới chỉ là sự mô tả ngắn gọn về công nghệ tạo ra bán
thành phẩm của chính trị học mà chúng tôi đã từng tham gia. Sau cùng, nhờ
máy tính, thành phẩm là những đánh giá thử nghiệm và các biểu đồ chỉ ra
vị trí và ảnh hưởng của những cầu thủ trụ cột nhất.
Phương pháp “Faksens” mang tính chất khép kín, nhưng nền tảng ban
đầu của nó cũng tỏ ra khá thô sơ ở chỗ các nhà báo phương Tây thường trú
tại Mátxcơva và các nhà Kremli học thường lo đi tìm kiếm sự phân bố lực
lượng trong “đội tuyển chính trị Xô Viết”: “hàng chục năm liền, báo chí
nước ngoài thường viết về “những sự bí ẩn của Kremli” là ngụ ý nói về quá
trình thông qua các quyết định ở cấp lãnh đạo chính trị Xô Viết cao nhất,
cũng như về cuộc đấu tranh giữa các bên khác nhau trong quan điểm phát
triển, giữa các nhà lãnh đạo chủ chốt có khả năng lên nắm quyền. Nói
chung, không có và không thể có điều gì đáng ngạc nhiên trong những bí
mật này – trong cả nước, ban lãnh đạo buộc phải phong toả hoạt động của
mình để tránh sự tò mò, tọc mạch của báo giới và tránh sự chú ý của đám
tình báo chính trị nước ngoài. Hơn nữa, khi cho rằng một nhà báo bình