thường không được phép tiếp xúc với thông tin nào đó thì các phương pháp
thu thập tin đương nhiên rất sơ lược và chỉ có được bằng con đường gián
tiếp: “Các chuyên gia về Liên Xô thường dựa vào quan niệm và dự đoán
của mình về Liên Xô thông qua việc bố trí chỗ ngồi của các uỷ viên Bộ
Chính trị trên Lăng Lênin”.
Trong nhiều trường hợp, họ buộc phải sử dụng thông tin không chính
thức từ các nguồn không thật thạo tin, thông qua kiểu gián điệp nhị trùng
CIA – KGB như Viktor Lui. Xuất phát từ “cuộc đấu tranh giữa các bên
khác nhau trong quan điểm phát triển” mà họ đưa ra kết luận về việc Liên
Xô sẽ tiếp tục đi theo con đường nào. Liên Xô đi vào bế tắc… Rằng
Phương Tây đang trong thời điểm quyết định hỗ trợ cho những người có
năng lực trí tuệ nhưng đang thấp kém hơn những người khác… Về điều này
chúng tôi sẽ đề cập sau.
Ba tuần, sau khi báo “Tin tức” (Ivestia) đăng bức thư phản đối bài báo
của chúng tôi. Thư ký tên là Iuri Baturin, người được chúng tôi coi là một
nhà phân tích, vào thời điểm đó đang giữ cương vị Trợ lý Tổng thống Liên
bang Nga về an ninh quốc gia. “Faksens” đã được đánh giá rất cao: “Thậm
chí thông qua những dấu hiệu gián tiếp chứa đựng trong bài đăng trên báo,
có thể đánh giá các phẩm chất của “Faksens”.
Khía cạnh quan trọng đầu tiên của mô hình này được chứa trong các ẩn ý
của nó, theo đó hình thức hóa tương ứng sự năng động của các quá trình
chính trị được coi là có thể về mặt nguyên tắc. (…)
Phương pháp “Faksens” thực sự là một phương pháp trình bày, trong đó
các thông số tình hình xã hội phản ánh chế độ xã hội, hệ thống chính trị –
xã hội được tán xạ qua lăng kính đặc biệt – bằng trí tuệ của các nhà nghiên
cứu.
Cách tiếp cận này, rõ ràng là vô cùng khoa học. Một vấn đề thực tiễn cơ
bản trong cách mô tả này là mức độ rộng mở của sự tán xạ bảo đảm điều
kiện cần và đủ để xây dựng những dự báo tin cậy. (…)