Chúng tôi đánh giá cao những phẩm chất của “Faksens”. Trước hết là
cách tính toán các quá trình theo 3 nhóm: lĩnh vực kinh tế chủ đạo, khu vực
và đường lối. Mỗi nhóm trong lực lượng hoạt động phát triển xã hội đó có
khuynh hướng và “sức nặng” của mình.
Thật dễ hiểu là phương pháp “Faksens” có được môi trường áp dụng rất
rộng lớn khi ta xem tới phần được đề cập dưới đây.
Chỉ số tình cảm của người tiêu dùng (CSI – Consumer Sentiment Index).
Chúng ta bắt đầu từ một trích dẫn: “Sau Chiến tranh thế giới II, doanh
nghiệp và Chính phủ Mỹ đã quan tâm tới những vấn đề như: dân chúng sẽ
làm gì với số tiền của rất lớn đã từng tích lũy được trong thời gian chiến
tranh? Họ sẽ dùng cho chi tiêu? Nếu vậy thì họ chi vào việc gì?. Biết được
điều này rất quan trọng, bởi trong nền kinh tế thị trường thì mỗi một người
tiêu dùng đều là nhân vật chính. Chi phí của người tiêu dùng, ví dụ, ở Mỹ,
theo những tính toán khác nhau, luôn chiếm từ 2/3 đến 3/4 GDP. Vì vậy,
hành vi tiêu dùng là một nhân tố quan trọng chủ yếu của nền kinh tế. Đây là
lý do dẫn đến việc Trường đại học tổng hợp bang Michigan (tại thành phố
Ann Arbor) suy tính tới việc nghiên cứu chỉ số có tên gọi là Consumer
Sentiment Index (CSI).(…)
Trên cơ sở phỏng vấn 2 400 người tại 101 điểm của đất nước, được lựa
chọn theo vị trí xã hội, giới tính, lứa tuổi sao cho họ đại diện chính xác nhất
ý kiến của toàn bộ dân chúng cả nước”
CSI ở Mỹ được Trung tâm Nghiên cứu các quy luật phản ứng của người
tiêu dùng do Ralf Nader sáng lập tiến hành nghiên cứu. Đây có thể được
coi là “nhà máy tư duy” đầu tiên phản ánh quyền lợi của người tiêu dùng.
Song trên thực tế, nó không phản ánh quyền lợi của người tiêu dùng, mà
nói một cách công khai, nó biến những người tiêu dùng thành những con
vật có thể điều khiển được. Trong suốt một thời gian dài chúng ta chỉ có
một nhà phân tích nổi tiếng là X. E. Kurginian (chúng tôi sẽ nói tới ở phần
sau) và ông cũng chỉ có một lần duy nhất đề cập về mối quan hệ giữa mức
sống và sự thay đổi chế độ. Nghiên cứu của ông cũng chỉ dưới dạng tư liệu
không công khai, sau có đăng một lần và im lặng luôn.