nguyên tắc trong chính sách của Breznev, trong đó cho rằng mọi thay đổi
chỉ đưa tới khuynh hướng phân ly các dân tộc. Một đường lối như thế
không thể không dẫn đến việc căng thẳng ngày càng cao.”
Hoạt động của N. X. Khrusov tỏ ra đặc biệt bất nhất kể từ khi ông ta chỉ
là kẻ thuộc quyền cũng như khi đã là nhân vật đứng đầu đất nước.
Chỉ mới ngày 27 tháng 1 năm 1938, khi tiến hành bầu ông ta làm Bí thư
thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Bônxevich) Ucraina và “… vào
đúng ngày này, tại phiên họp toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(Bônxevich) Ucraina, ngoài vấn đề về tổ chức còn đề cập tới cả một số vấn
đề đang diễn ra – về số phận của các khu dân tộc từng tồn tại trong
Ucraina. Có 10 khu vực như vậy, trong đó có 3 của người Bungari, 5 của
người Đức và 2 của người Thổ. Trong lời than thở của mình, N. X.
Khrusov đã nhận xét rằng người Ucraina ở đó đang bị áp bức. X. V. Koixor
(từ tháng 7 năm 1928 là Tổng (thứ nhất) bí thư BCHTW Đảng (Bônxevich)
Ucraina; từ tháng 1 năm 1938 là Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên
Xô, Chủ tịch ủy ban gia kiểm tra trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô,
ủy viên Bộ Chính trị BCHTW Đảng (Bônxevich) toàn liên bang trong
những năm 1930-1939; bị bắt giam năm 1938 và bị xử bắn năm 1939) đã
quyết định làm rõ ý kiến của Nikita Khrrusov và như ta thường nói, đi
thẳng vào vấn đề: “Xử lý những vấn đề này thế nào?”. Câu trả lời là:
“Không thể xóa bỏ chúng, nhưng để cũng không được”.
Năm 1939, sau khi các vùng phía Tây Ucraina và Belorusia nhập vào với
chúng ta, ông lại nhắc tới quan điểm của mình về sự méo mó của chính
sách dân tộc trong đất nước. Về việc này, như P. K. Ponomarenco – vào
thời kỳ đó là cựu Bí thư thứ nhất BCHTW Đảng (Bônxevich) Belorusia –
nhớ lại: “Ngay sau khi giải phóng vùng phía Tây Ucraina và phía Tây
Belorusia đã nảy sinh vấn đề địa giới hành chính giữa hai vùng mới này của
đất nước. Theo Quyết nghị của Xô Viết Tối cao Liên bang ngày 1 và 2
tháng 9 năm 1939, các Xô Viết Tối cao nước Cộng hòa Ucraina và
Belorusia phải trình những dự thảo phân định biên giới các khu vực phía