BÍ ẨN VỀ CÁI CHẾT CỦA VLADIMIR MAIAKOVSKI - Trang 105

Mặc dù tôi rất kính trọng các công trình nghiên cứu và cá nhân

tiến sĩ B. Iangfeldt, song tôi không thể đồng ý với cách lý giải đó
của ông.

Sự thực chứng tỏ khác hẳn. L. Elbert, cán bộ Ban đối ngoại của

BCHK, sang Latvia. Anh ta là người quê ở Odessa, không quen biết
ai ở Riga cả. Lilia Brik thì có. Mẹ của Lilia Brik – E. Iu. Kagan (thời
chưa lấy chồng là E. Iu. Berman) quê ở Riga, cha quê ở Libava. Ở
Parang và vùng xung quanh có bà con thân thuộc của chồng chị ta –
O. Brik. Tóm lại, Lilia Brik hoàn toàn có thể đưa đặc phái viên OGPU
L. Elbert vào giới quen biết rộng rãi của chị ta. Chị ta chắc chắn đã
làm việc đó cùng lúc “lo liệu” thị thực xuất cảnh sang Anh thăm mẹ.
Mà có thực cái chuyện lo liệu ấy hay không kia chứ? Hay là chuyến
sang Anh chỉ để đánh lạc hướng? Hiệp định thương mại giữa Anh và
nước CHXHCN LB Nga được ký lần đầu tiên tháng 3 năm 1921, sau
đó mới lập Thương vụ ở Anh. Vậy là mẹ của Lilia Brik chỉ có thể
chuyển sang công tác ở London vào khoảng mùa xuân-mùa hè năm
1921. Không lẽ mới một, hai tháng xa nhau mà Lilia Brik đã kịp nhớ
mẹ đến thế. Vậy mà cái cớ để sang Litva chính là thăm thân nhân.

Cần nói thêm rằng Riga thời đó đúng là đầy rẫy các điệp viên

OGPU. Chính từ đây, theo bài ký tư liệu “Cho mãi mãi” của A. Stranga
(“Daugava”, 1990, số 8) bắt đầu gần như mọi chiến dịch của
“Trê-ca” nhắm sang các nước Tây Âu. Rất có thể L. Elbert và Lilia
Brik hồi ấy sang Riga để thực hiện một nhiệm vụ nào đó của OGPU.

Do nhu cầu công tác nhiều phen qua lại giữa Riga và Moskva, L.

Elbert hẳn đã mang theo thư và quà của Lilia Brik gửi cho
Maiakovski, nên đã gặp chàng không phải một lần. Dự đoán này
được xác nhận bởi các ghi chép trong sổ tay của Maiakovski thời đó.

[15]

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.