hộ 14). L. Elbert tiếp tục sống độc thân. Ở Moskva, L. Elbert có
người anh trai duy nhất tên là Efim, nhạc sĩ, sống riêng ở chỗ khác.
Mùa xuân năm 1931, theo quyết định của Ban chấp hành Trung
ươ
ng Đảng, L. Elbert được đưa sang Xô viết Moskva làm Trưởng ban
thông tin. Sau đó “được phép của Ban chấp hành Trung ương Đảng”,
L. Elbert chuyển sang làm Vụ trưởng Vụ đối ngoại của Hội Chữ thập
đỏ. Ở đây phải nói năng khiếu ngoại ngữ của anh ta đóng vai trò
đáng kể. Ngoài tiếng Pháp, L. Elbert biết tiếng Đức, tiếng Ba Lan
và có thể giao tiếp phần nào bằng các thứ tiếng vùng Scandinav.
Một năm sau L. Elbert lại đột nhiên chuyển về công tác ở Xô
viết Moskva, làm cố vấn Đoàn chủ tịch.
Và tôi chỉ biết được
tới đây là hết.
Còn bây giờ để kết thúc phần nói về L. Elbert, tôi xin trả lời câu
hỏi của A. Valiuzhenich: nếu L. Elbert, theo khẳng định của V.
Skoriatin, gần như là kẻ đã bắn chết Maiakovski hôm 14 tháng 4,
thì tại sao anh ta lại thoát chết trong đợt thanh trừng vào thập niên
ba mươi? Chẳng phải tất cả những chứng nhân nguy hiểm đều bị
đem bắn trước tiên đó sao?
Thứ nhất, tôi chưa bao giờ khẳng định rằng hung thủ giết nhà
thơ chính là L. Elbert. Thứ hai, rất khó tìm thấy logic của những gì
xảy ra ở nước ta hồi đó. Có thể dẫn chứng vô số trường hợp không
thể giải thích nổi. Ví dụ, tại sao A. Akhmatova lại được sống, trong
khi chồng trước của nữ sĩ là N. Gumilev bị xử bắn, con trai thì bị
đưa vào trại cải tạo? A. Akhmatova có một câu cách ngôn thông thái
như sau: khi cháy nhà, chẳng ai nhớ đến cái ly lăn xuống bên dưới
đi-văng…