Và kết luận: “Nguyên nhân vì sao Maiakovski tự sát, tôi không
rõ, nhưng chắc rằng chủ yếu là do tôi từ chối chung sống với
anh ấy”.
Không thể hiểu nổi! Tôi không ngờ V. Polonskaia lại có thể nói
những lời như thế về người mà cô ta yêu quý! Nhưng ta hãy gác cảm
xúc sang một bên, để suy nghĩ một chút…
Tin cái gì đây? Tin bản hồi ký rõ ràng được viết không phải cho
nhiều người đọc, bởi vì nó trái với giả thuyết chính thống về lý do
tự sát của nhà thơ “vì các nguyên nhân thuần túy riêng tư” (sau khi
nghe người yêu khẳng định tình cảm và quyết định như thế, thật vô
lý nếu lại đi nổ súng tự sát) chăng? Hay ta tin lời khai do viên dự
thẩm ghi lại ngày 14 tháng 4 năm 1930, rồi được cất giữ đi và hơn
sáu chục năm sau mới được tôi đọc tới? Những lời khai làm chỗ dựa
chủ yếu cho giả thuyết chính thức?
Tốt nhất hãy đem mấy câu ấy hỏi V. Polonskaia. Nhưng tôi
không làm như thế, và khỏi cần giải thích, bạn đọc chắc cũng sẽ
hiểu tại sao. Ngoài ra, khi đọc lại bản hồi ký của V. Polonskaia và các
tài liệu trong túi hồ sơ này, tôi đã hiểu: Câu trả lời “nên tin cái gì?”
đã có ngay trong các tài liệu này.
Hồi ký, tôi nhắc lại, được V. Polonskaia viết tám năm sau tai
họa, và rõ ràng không phải cho số đông. Tám năm sau… Khi đó V.
Polonskaia đã ly hôn với chồng từ lâu; Ia. Agranov đã chết trong xà
lim nhà tù Lubianka. Bóng đen đáng sợ của con người đó từng bám
theo nhà thơ suốt mấy tháng cuối đời và cả sau khi chàng đã
chết. Khi đó, V. Polonskaia nghĩ rằng những trang của buổi hỏi
cung đáng nguyền rủa mà chị ta phải đặt bút ký, đã được quên đi
mãi mãi. Dĩ nhiên, nỗi lo sợ vẫn còn đó (không phải ngẫu nhiên mà