em không có quyền giận anh…” (trích từ bức thư ngày 15 tháng 5
năm 1929).
Ở
đây rõ ràng là V. Maiakovski trả lời sự trách móc im lặng. Nhưng
đó là những chuyện bực mình gì vậy? Liệu có phải là do chuyến đi
Paris cuối cùng hay không? Bởi trước đó chưa lần nào chàng ở lại
Paris lâu đến thế, những 67 ngày! Chắc là độ dài thời gian đó đã
làm cho “bên nhà” cảnh giác, nói đúng hơn là sợ hãi.
Ý định của V. Maiakovski gắn bó cuộc đời với Tatiana Iakovleva
không thể không làm cho vợ chồng Brik lo lắng. Bởi tiếp sau đó sẽ
là sự chấm dứt quan hệ của V. Maiakovski với gia đình họ. Hoặc sẽ là
hai gia đình tách biệt với nhau. Vậy thì sự lo lắng của “người bên
nhà” là dễ hiểu. Họ không muốn “nhả” Maiakovski ra. Được chung
sống một nhà với V. Maiakovski đem lại cho họ rất nhiều cái lợi.
Từ những tiện nghi sinh hoạt nhỏ cho đến những chuyện lớn. Chỉ
một vài trích đoạn từ thư tín của Lilia Brik gửi V. Maiakovski cũng đủ
chứng minh điều đó:
“Hãy điện chuyển tiền cho em” (ngày 25 tháng 10 năm 1925 gửi
từ thành phố nghỉ mát ở Italia sang New York)
; “Em điện lần
này là lần thứ ba. Anh hãy gửi gấp tiền cho em” (ngày 27 tháng 10
năm 1925 gửi từ thành phố nghỉ mát ở Italia sang New York); “Nếu
có thể, anh hãy gửi ngay tiền cho em” (ngày 12 tháng 9 năm 1925 gửi
từ Moskva sang New York); “Em rất mong có ô tô. Anh mang xe về
nhé! Ở nhà nghĩ rất nhiều về kiểu dáng xe, và quyết định rằng
tốt nhất là loại xe Ford (ngày 25 tháng 4 năm 1927 từ Moskva gửi
sang Paris); “Chẳng lẽ chưa mua ô tô hay sao! Thế mà em thì đã
biết lái xe thạo lắm rồi!!!” (ngày 28 tháng 10 năm 1928, gửi từ
Moskva sang Paris)