đồng chí của anh ta thường xuyên tới “salon Brik”… Tất cả những
cái đó có thể coi là sự “theo dõi ngầm” đối với Maiakovski, người
mà tới đầu năm 1930 trở nên khó quản lý, do đó nguy hiểm đối với
chế độ. Lúc thì Maiakovski đột nhiên đúng vào năm kỷ niệm lớn của
Stalin lại đi tung ra bài thơ “ Trò chuyện với đồng chí Lenin ”, trong đó
vạch trần đủ thứ trò đê tiện khoác áo cách mạng. Lúc thì tệ hơn, -
tung ra hai vở kịch “chống Xô viết” là “ Con rệp ” và “ Nhà tắm ”,
trong đó giễu cợt cái gọi là “bá quyền lãnh đạo” – giai cấp công
nhân và đội ngũ cán bộ lãnh đạo Đảng. Vừa rồi Maiakovski lại còn
đe dọa là đang viết trường ca “ Xấu lắm! ” (nhà thơ sẽ viết gì trong
đó nhỉ, một khi cuộc sống ở Liên Xô mỗi năm một tốt hơn?!) Lại
còn một mối nguy hiểm khác: sau nhiều năm tiếp xúc với các cán
bộ “Trê-ca”, nhà thơ đã biết quá nhiều điều không nên biết về
công việc của họ; và rất có thể mỗi lần ra nước ngoài, bản thân nhà
thơ cũng thực hiện một nhiệm vụ nào đó của “cơ quan”. Dĩ nhiên, một
người như thế phải được theo dõi chặt chẽ. Và người theo dõi không
chỉ bó hẹp trong số người quen của vợ chồng Brik.
Khi loại Sh. Loktev ra khỏi vai trò đặc biệt nào đó trong tai họa
ngày 14 tháng 4, tôi bất ngờ phát hiện: ít nhất hôm đó ở cạnh
phòng làm việc của nhà thơ trên đường Lubianka cũng có trinh sát
của OGPU. Và việc theo dõi được tiến hành từ trước sự kiện bi thảm,
tựa hồ người ta thấy trước, nói đúng hơn là chờ đợi từng giờ, tai họa
đó.
Lạ thật, sao dạo trước tôi không chú ý đến lời khai sau đây của V.
Polonskaia mà I. Syrtsov ghi lại : “…Trước khi tôi bước ra đường, có
một người đàn ông hỏi địa chỉ của tôi; tôi đã đưa địa chỉ của mình cho
anh ta…” Một câu tầm thường mà chứa đựng biết bao thông tin.
Một phụ nữ từ chân cầu thang chạy ra sân, chính là cái cô chừng nửa