nhà thơ hay kẻ nào khác đã bóp cò súng? Tôi muốn nói về L. Brik
trước.
L. Brik nhiều lần lấy làm tiếc, rằng chị ta đã vắng mặt ở
Moskva trong hai tháng cuối đời của nhà thơ. Lần nào chị ta cũng
nói thêm rằng giả dụ khi đó chị ta ở bên cạnh Maiakovski, thì bi kịch
đã không xảy ra. Rất có thể cả O. Brik cũng sẽ biết cách làm cho
Maiakovski trở lại bình tĩnh (Theo hồi ức của một số vị, thì O. Brik
có ảnh hưởng mạnh đến trạng thái thần kinh không ổn định của
nhà thơ). Như ta thấy, chuyến đi ra nước ngoài của vợ chồng Brik
đã đóng vai trò không nhỏ trong kết cục bi thảm. Do vậy, chúng ta
hãy chú ý đến hoàn cảnh cho đến nay vẫn còn rất mập mờ về
chuyến đi ấy.
Chuyến đi xuất phát từ lý do gì, điều gì đã khiến vợ chồng
Brik thực hiện chuyến đi ấy? Đến nay, giả thuyết chính vẫn dựa
vào lời kể của L. Brik, nói chính xác hơn, vào nhật ký của chị ta. Trước
đây, và cả hiện nay, các nhà nghiên cứu chấp nhận giả thuyết đó
không chút nghi ngờ. Ngay cả nhà nghiên cứu sáng tác của
Maiakovski khá nghiêm túc, là B. Iangfeldt, nhà Slavơ học nổi tiếng
người Thụy Điển, hình như cũng vậy. Ông đã sử dụng giả thuyết đó
thoạt tiên trong sách,
sau đó trong bài in trên tạp chí.
Việc đi ra nước ngoài, theo lời L. Brik, được vợ chồng chị ta chuẩn
bị từ mùa thu năm 1929. Nhưng ý định chưa thực hiện được. L. Brik
viết trong nhật ký (ngày 10 tháng 10 năm 1929): “Người ta từ chối
cấp visa sang nước Anh”.
Chuyến đi có thật bị tắc?
Dẫu sao thì họ vẫn có ý định đi ra nước ngoài. Chỉ có điều là phải
lùi thời gian lại mà thôi. Nhưng ở đây đã xảy ra một điều ngoài dự
kiến, đó là các nhà báo nhúng mũi vào (mẩu tin trên báo