xuất cảnh của các công dân gửi Bộ Dân ủy Nội vụ (Ngoại vụ). Gần
600 tờ! Tài liệu từ ngày 6 tháng 6 năm 1927 đến ngày 1 tháng 12
năm 1930. Không hề thấy họ tên vợ chồng Brik.
Thêm một hồ sơ lưu trữ nữa – về đơn xin thị thực nhập cảnh gửi
tòa lãnh sự Anh, cũng không thấy có tên L. Iu. Brik và O. M. Brik.
Không hề có đơn xin nhập cảnh mùa thu năm 1929. Chẳng hóa ra
bịa đặt?
Nhưng ta hãy nói về chuyến đi của vợ chồng Brik vào đầu
năm 1930.
Trước mặt tôi là hồ sơ xuất cảnh của L. Iu. Brik và O. M. Brik.
Trên đơn mẫu viết sẵn của “Hội liên lạc văn hóa với nước ngoài”
ngày 8 tháng 2 năm 1930 có đề nghị: “giúp cho việc cấp visa sang
Đức cho nhà văn O. M. Brik và vợ là L. Iu. Brik được sang Berlin…”
Sao lại thế ? Bộ Dân ủy giáo dục (bạn hãy nhớ lại mẩu tin trên báo)
bỗng dưng từ chối việc cử vợ chồng Brik ra nước ngoài, và bây giờ là
“Hội liên lạc văn hóa với nước ngoài” lo liệu ư? Mà tại sao lại sang
Đức, chứ không phải sang Anh, tới London thăm mẹ? Kế hoạch đã
thay đổi ư?
Thêm một tài liệu khác – bản sao giấy đề nghị của Bộ Dân ủy
ngoại giao gửi Đại sứ quán Đức ở Moskva ngày 9 tháng 2 năm 1930.
Bộ Dân ủy ngoại giao đồng ý để công dân O. M. Brik sang Đức với
mục đích làm khoa học, thời hạn 3 tháng, cùng đi có vợ là bà L. Iu.
Brik.”
Cuối cùng O. M. Brik và L. Iu. Brik nhận được hộ chiếu phổ
thông (số 192459, 192460 do Văn phòng Xô viết Moskva cấp
ngày 15 tháng 2 năm 1930)!