Komsomolskai pravda
). Thậm chí việc nhóm REF đứng đầu là
Maiakovski lên tiếng ủng hộ cũng không giải quyết được vấn đề.
Phải chạy xin rất vất vả. Sự việc tới mức Maiakovski phải nhờ đến
sự giúp đỡ của cơ quan Trung ương Đảng. Ngày 27 tháng 1 năm 1930,
L. Brik ghi trong nhật ký: “Hôm nay Volodia (tên thân mật gọi
Vladimir Maiakovski) tới gặp Kaganovich về chuyến đi của chúng
tôi. Ngày mai có lẽ mọi việc sẽ được quyết định.” Tiếp đó còn có ghi
chép ngày 3 tháng 2 năm 1930: “Volodia bảo tôi, rằng chuyện hộ
chiếu của chúng tôi không phải tính bằng ngày, mà là bằng giờ.”
Cuối cùng là ghi chép ngày 6 tháng 2: “Chúng tôi đã nhận được hộ
chiếu.”
Tôi xin nhắc lại, rằng tất cả đấy chỉ là B. Iangfeldt chép lại lời
kể và dựa theo nhật ký của L. Brik.
Điều gì ở đây đáng ngờ trước hết? Chuyện Maiakovski đi gặp
Kaganovich! Sự kiện này không hề được phản ánh trong tiểu sử của
nhà thơ. Ngay cả trong công trình nghiên cứu dày dặn của V. A.
Katanian
cũng không nói gì tới sự việc “đáng chú ý” đó. Lạ thật,
một nhà nghiên cứu tỉ mỉ như V. A. Katanian, với tư cách là chồng
của L. Brik (L. Brik lấy ông này sau khi người chồng thứ hai là V.
Primakov bị tử hình), có thể khai thác rất nhiều tư liệu từ lời kể của
L. Brik và cùng chị ta xác định rõ các chi tiết. Tại sao không nhắc gì
đến việc Maiakovski đến nơi làm việc của một quan chức cao cấp
như vậy?
Bây giờ về “visa sang nước Anh”, mà theo ghi chép trong nhật ký
của L. Brik, thì vợ chồng chị ta bị người ta từ chối không cấp từ
mùa thu năm 1929. Một lần nữa tôi phải lục tìm ba cặp hồ sơ lưu
trữ dày trong kho của Bộ Dân ủy Nội vụ nước CHXHCN LB Nga. Đó là
tài liệu về việc từ chối cấp thị thực xuất cảnh, cũng như đơn xin