nhau ở nước ngoài cũng như ở trong nước, tại Moskva, cho đến
những ngày cuối cùng của chàng”.
Cuối tháng 1 năm 1930, các tờ báo trung ương Liên Xô đăng tin
điện của hãng TASS từ Paris gửi về Hãng Gavas đưa tin: “Cảnh sát
Pháp đăng thông báo rằng viên tướng bạch vệ Nga Kutepov hôm chủ
nhật đã rời Paris không rõ đi đâu”. Có một tin vắn khác cụ thể hơn,
nói rằng “Hôm chủ nhật, 26 tháng 1, Chủ tịch Liên minh liên quân
Nga Kutepov, buổi sáng rời khỏi nhà đi nhà thờ, đã không trở về”.
Việc tìm kiếm viên tướng không đem lại kết quả. Các báo ở Paris
bàn tán về vụ này, cuối cùng tất cả đều cho rằng việc bắt cóc
viên tướng là hành động của các cán bộ OGPU.
Tại sao trong câu chuyện tháng 3, Maiakovski đột nhiên lại nhắc
đến cái vụ giật gân hồi đầu năm?
Tôi cho rằng có thể đó là do bài viết sau đây đăng trên tờ báo
ả
nh “ Ogonek ” số tháng 3, mà M. Koltsov làm thư ký tòa soạn:
“Kiiapp, cảnh sát trưởng Paris, có cha mẹ là người đảo Coóc. Ông ta
dáng thấp nhỏ, nhanh nhẹn, một người đa nghi, trắng trợn; ông ta
lịch sự theo kiểu của cảnh sát, một thái độ lịch sự có thể đột nhiên và
xảo quyệt bùng nổ thành hành động đấm vào mặt người khác; nổi
tiếng là một người thông minh, một con chiên ngoan đạo và một kẻ
chống bôn-sê-vich”. Bài bút ký kết thúc như sau: “Sau vụ Kutepov,
ngài sẽ bị đuổi ra khỏi ngành cảnh sát, ngài Kiiapp ạ”.
Và bên dưới những dòng toát ra sự đắc chí của người chiến
thắng trong cuộc đấu hồi cuối tháng 1 với viên cảnh sát trưởng,
có chữ ký tên tác giả “L. E.” mà ta có thể dễ dàng đoán biết đó là Lev
Elbert.