chẳng để ý tới tôi và Tống Dực, mà trực tiếp đi vào trong phòng, nói
chuyện với ông Hứa.
Tôi và Tống Dực chỉ đành đứng ngoài cửa nghe lén.
Có một bác sĩ chắc là bác sĩ cũ của Ma Lạt Năng, có vẻ rất quen thuộc
với ông Hứa, cũng không lựa lời lắm mà nói ngay : "Tình huống cũng
không lạc quan lắm, thận trong cơ thể và cơ thể của cô ấy xuất hiện hiện
tượng bài xích."
Bà Vương kêu lên : "Sao có thể thế được, đã sáu năm trời rồi, lâu thế rồi
còn không xảy ra chuyện gì, vì sao lại đột nhiên bài xích thế chứ ?"
Mấy vị chuyên gia cùng nhìn lẫn nhau, lộ rõ vẻ xấu hổ, cuối cùng, một
bác sĩ trông có vẻ còn trẻ đứng ra giải thích : "Loại hiện tượng này y học
cũng hiếm thấy, có thể nói khả năng bài xích lớn nhất ắt phải xảy ra trong
khoảng một năm đầu sau khi giải phẫu, thời gian càng dài càng dễ thích
ứng, có điều cũng không phải không có tiền lệ. Ở Anh cũng từng xảy ra
trường hợp sau khi cấy ghép tim mười năm mới xảy ra tình trạng bài xích.
Trước mắt nguyên nhân cụ thể khiến cơ thể con gái của bà xảy ra bài xích,
chúng tôi vẫn chưa thể giải thích được, chỉ có thể căn cứ vào tình hình thực
tế để phán đoán rằng cơ thể và vật cấy ghép xảy ra tình trạng bài xích."
Bà Vương còn muốn nói tiếp, ông Hứa đã ngăn bà ấy lại : "Bây giờ cũng
không phải lúc nghiên cứu giải thích dựa vào khoa học." Ông hỏi bác sĩ :
"Tình trạng bài xích có nghiêm trọng không ?"
Vị bác sĩ trẻ trả lời ngay : "Thân thể con người có một hệ thống phòng
ngự vô cùng hoàn hảo, luôn luôn có biện pháp phòng ngự đối với những
ngoại vật như vi khuẩn, vi rút, các cơ quan bên ngoài và những dị vật khác,
những phương pháp đó bao gồm tấn công, tiêu diệt và loại bỏ. Ở trạng thái
bình thường, đó là một cách để cơ thể tự bảo hộ mình. Cái gọi là bài xích
cấy ghép thận, thức chất là cơ thể coi thận là một loại dị vật, đầu óc phát ra