mười bảy khác đã được mua bởi một nhà sưu tập gốc Nga, đang sống ở
Karl Vara…
Cuộc hội ý với những người đứng đầu bảo tàng diễn ra ngay bên cạnh
bức tranh. Những người bình thường được phép tham gia là Agnessa
Igorevna và Starugin, và cả người tiền nhiệm Ivan Filaretovich
Krestovozdvizenskii, người mà trong tình trạng rối bời hiện nay họ không
biết được- liệu cụ có thể kín miệng không. Về cơ bản, cuộc hội ý diễn ra
theo hướng là, tất cả cho rằng những gì đã xảy ra là một thảm họa kinh
hoàng. Điều mấu chốt là không ai biết bức tranh thật sự đang ở đâu, điều
duy nhất họ biết chính xác là cho đến năm nay bức tranh chưa từng rời
khỏi Amsterdam, mà chỉ thay đổi nơi treo ở đó. Lúc đầu bức tranh, khi đó
mang một cái tên khác, được treo trong tòa nhà của Đại đội dân quân
Amsterdam và bức tranh xám dần do bồ hóng và thậm chí do tiếp xúc với
những bộ quần áo không sạch của vô số người ra vào, với tàn thuốc của
những người hút tẩu, với khói từ nến thắp sáng hay những chiếc áo giáp và
súng trường bẩn. Từ những sự bất cẩn trên, bức tranh dần đổi màu, khiến
hậu thế tưởng rằng, đại đội vệ binh xuất phát lúc đêm tối, và điều đó, lẽ dĩ
nhiên, có gì đó bất thường, không phù hợp với lối sống của những quý tộc
Amsterdam giàu có.
Vào năm 1715 người ta quyết định mang bức tranh đến tòa thị chính
Amsterdam, và cùng lúc mang đến những điều khủng khiếp cho nó. Bức
tường- nơi dự kiến sẽ treo bức tranh “Tuần tra đêm” - quá nhỏ, và những
người Hà Lan khi đó, không nghĩ được gì tốt hơn việc thu nhỏ bức tranh từ
mọi phía, và một cách thô bạo, từ phía phải cắt đi một phần của cái trống,
còn từ phía trái thì biến mất hai nhân vật. Đến đây, những kẻ ngu dốt chưa
dừng lại và tiếp tục công việc ngu ngốc của chúng, cắt tiếp phần trên của
bức tranh, kết quả là mất đi một phần mái vòm, và thậm chí đã cắt bớt phần
dưới khoảng hai mươi centimet, làm thay đổi gần như hoàn toàn bố cục bức
tranh.
Đáng ngạc nhiên là, với hình hài đó, bức tranh lớn (khoảng ba mét
rưỡi đến bốn mét), treo trên tường, không hề bị cướp đi, kể cả trong thời
gian lộn xộn ở châu Âu- thời kì chiến tranh, nổi loạn, lộn xộn.