ông bước ra phố với khuôn mặt đờ đẫn, trên mặt có thể đọc được câu hỏi
muôn thủa: sao, chỉ thế thôi à?
Dòng người đi bộ không ngừng lướt qua những gì mỹ miều đang bày
trong tủ kính, dành rất ít sự chú ý đến những gì bên trong. Ngoại trừ, có thể
là thế, một bà cụ gầy khẳng khiu ngồi trên chiếc xe lăn, một hình hảnh hoàn
toàn lạc lõng giữa thế giới đầy màu sắc xác thịt này, hẳn là, trong những
ngày cuối đời đã không đủ ađrenalin (một hợp chất kính thích nhịp tim)…
Starugin bước ngang qua một tủ kính, bên trong là một cô gái đáng
yêu đang lộ rõ sự chán ngán, cô quấn bên ngoài quần áo một chiếc khăn
voan dài. Khi trông thấy Dmirii, cô gái vui vẻ vẫy tay và gọi anh bằng tiếng
Nga:
- Ê, anh chàng đáng yêu, lại đây nào! – và để chắc ăn hơn, cô ta chêm
vào thứ tiếng Anh giả cầy:
- Come here, beautifal!
Starugin mỉm cười nhưng không tiến lại. Chả nhẽ, trông anh có vẻ
“beautifal” lắm sao.
- Nghe này, - Katarzina nói khi đi sóng bước bên anh, - chúng ta đã đi
bộ trong thành phố hai tiếng đồng hồ rồi, anh còn ý tưởng nào khác không?
- Có, - Starugin trả lời trong tiếng thở, - chúng ta hãy đến bảo tàng
Rijksmuseum.
- Để làm gì? – Katarzina hỏi lại với vẻ bất mãn. – Anh nghĩ là bức
tranh “Tuần tra đêm” sẽ tự trở về và tự treo nó lên chỗ cũ hay sao?
- Anh chẳng nghĩ gì cả! – Starugin gắt. – Đơn giản là anh chẳng có ý
tưởng gì nữa cả!
***
Hai người bước vào một gian phòng rộng.
- Ở đây, trong gian phòng này, là nơi treo bức tranh kiệt tác của
Rembrandt van Rijn, bức “Chân dung tập thể của đại đội dân quân
Amsterdam”, thường được gọi với cái tên “Tuần tra đêm”, - nhân viên trực
nói như đã thuộc lòng. – Bình thường bức tranh vẫn được treo ở…
- Chúng tôi biết nó được treo ở đâu, - Starugin ngắt lời anh
chàng và bước lại gần bức tường trống.