Bắt đầu từ phông nền, Jacobe đã chọn bờ của một con kênh
Amsterdam, còn mái vòm trong tranh là mái vòm của Tòa nhà chung của
Đại đội, theo dự tính sẽ là nơi treo bức tranh. Tuy nhiên, một lượng lớn
người như thế không thể nào có đủ chỗ trên cầu thang nhỏ hẹp của tòa nhà.
Vì lí do gì Rembrandt đã làm thay đổi không gian như vậy?
Tiếp theo, ngay phía sau hai nhân vật chính – Viên đại úy và trung úy
đang thân mật trò chuyện, là một người dân quân đang nạp đạn, một người
khác đang hướng về phía đồng đội, một người lính đứng tuổi trong bộ áo
và mũ sắt đang chĩa mũi súng về hướng khác, tránh làm viên trung úy bị
thương. Một ngọn giáo rất dài, vốn không thể chĩa được như thế trên cầu
thang hẹp. Người đánh trống thì đang gõ thay vì chú ý nghe và đợi lệnh từ
chỉ huy…
Không ai trong số những nhà nghiên cứu nghệ thuật nhầm lẫn rằng
Rembrandt có ý định vẽ chân dung tập thể của Đại đội dân quân trong bức
“Tuần tra đêm” như một bức tranh lịch sử. Starugin vì nhiều lí do luôn cho
rằng bức tranh là một cảnh trong một vở kịch. Thực chất, những tư thế kì
quặc, những bậc thang trông từa tựa như bục sân khấu, áo giáp và mũ sắt
được mặc một cách cẩu thả - người rộng, người chật – quần áo thì rất kệch
cỡm, chừng như các nhân vật mặc nhầm đồ người khác… Người xem có
cảm tưởng rằng, đây là một gánh xiếc rong đang chuẩn bị cho một vở diễn,
người thì không tỉnh táo lắm, người thì còn ngái ngủ mặc nhầm đồ, người
cầm nhầm cây giáo quá dài và nặng… Có thể chờ đợi trong cảnh nhốn
nháo ấy một tiếng hô “ Mở màn!” và vở kịch bắt đầu.
Vì sao họa sĩ lại cố tình thể hiện những con người tên tuổi trong bộ
dạng như thế? Phải chăng là ý tưởng bậc thày? Hay là một trò đùa của thiên
tài?
Những người dân quân chắc chắn không muốn hiểu một trò đùa như
thế.
Tại sao Rembrandt không hạn chế số lượng nhân vật là mười chín, mà
còn bổ sung thêm một số. Ví dụ như, người đánh trống già Jan van
Campurta phía viền phải tranh, vốn không phải là thành viên của đội dân