Rouletabille không nói gì. Tư tưởng anh chắc chưa rời cây can của
Frédéric Larsan. Tôi có bằng chứng ấy khi đi xuống bờ biển Epinay anh bảo
tôi:
- Frédcric Larsan đã tới trước tôi, ông ta bắt đầu cuộc điều tra riêng
trước tôi, đã có thì giờ để biết những gì tôi không biết và thấy những gì tôi
không thấy... không rõ ông ta tìm thấy cây can này ở đâu.
Rồi anh tiếp:
- Rất có thể điểm ông ta nghi ngờ hay hơn thế nữa, lý luận của ông ta,
đi thẳng một mạch tới Robert Darzac, chắc phải dựa trên một cái gì rõ rành
rành sờ nắn được và ông ta đã sờ nắn tới, "chỉ có ông ta" thôi, còn tôi, tôi lại
không sờ nắn được nắn. Quái thật, cây can ấy ông ta tìm thấy ở đâu ?
Đến Epinay, vì còn phải đợi xe hơn hai mươi phút, chúng tôi vào một
quán giải khát giết thì giờ. Hầu như ngay tức khắc, sau chúng tôi cửa lại mở
liền và Fréderic Larsan bước vào tay vung cây can quí báu. Ông ta cười
tươi.
- Tôi tìm thấy rồi !
Ba chúng tôi ngồi chung bàn. Rouletabille không rời mắt khỏi cây
can. Anh mãi nhìn nên không thấy Larsan ra mật hiệu cho một nhân viên
hỏa xa, một thanh niên rất trẻ để một chòm râu cằm nhỏ vàng biếng chải.
Anh ta liền đứng dậy trả tiền ăn uống, chào và đi ra.
Chính tôi cũng chẳng thấy cái ám hiệu kia quan trọng gì nếu nó
không trở lại ký ức tôi vài ngày sau đó, khi chòm râu vàng tái xuất hiện vào
một trong những giây phút bi thảm nhất của truyện này. Lúc ấy tôi mới biết
chòm râu vàng là đệ tử của Larsan được giao nhiệm vụ canh chừng hành
khách đi lại trong ga Epinay-Sur-Orge, vì Larsan không bỏ sót việc gì biết
đâu sẽ có khi hữu ích.
Tôi lại nhìn Rouletabille:
- A ! Thưa ông Fred", - anh nói, Ông có cây can này từ bao giờ vậy
nhỉ. Tôi thấy lúc nào ông cũng đi đứng hai tay thọc túi quần cơ mà.
- Của người ta cho - nhà thám tử đáp.
- Chắc là mới đây...
- Không, họ cho tôi từ khi ở Luân Đôn.