- Thì còn ai vào đấy !... "Cô Stangerson" chứ còn ai...
- Tôi hết còn hiểu gì nổi, hay đúng hơn, tôi chưa hiểu gì cả...
Rouletabille nhún vai:
- Anh không thấy gì đặc biệt trong bài báo của tờ Buổi Sáng ư ?
- Thú thật, không... tôi thấy cái gì, họ tường thuật cũng đều quái gở
như nhau...
- Thế còn...cửa ra vào bị khóa trái thì sao ?
- Đó là cái duy nhất của câu chuyện có vẻ tự nhiên.
- Thật không ? Còn cái chốt cửa ?
- Cái chốt ?
- Cái chố gài phía trong. Cô Stangerson đề phòng cẩn mật đến mức
đó... Theo tôi, cô Stangerson biết rõ có kẻ đáng cho cô sợ hãi", cô đã bố trí
phòng thân. "Cô lấy trộm cả khẩu súng lục của bõ Jacques”. Chắc hẳn cô
không muốn làm người khác kinh sợ vì mình... " Cái điều cô Staogerson
khiếp hãi đã xảy ra". Cô đã chống cự; đã có vật lộn, và cô đã sử dụng khá
rành khẩu súng lục để gây thương tích cho hung thủ ở bàn tay - điều này
giải thích vết một bàn tay lớn đàn ông đẫm máu in trên tường và cánh cửa,
tay một người mò mẫm tìm đường tẩu thoát. Nhưng cô đã bắn không đủ
nhanh để tránh một cú ghê gớm đánh vào thái dương bên phải.
- Thế thì vết thương ở thái dương cô Stangerson không do khẩu súng
gây nên ?
- Tờ báo không nói vậy, mà tôi, tôi cũng không nghĩ vậy, bởi vì tôi
thấy rằng khẩu , súng được cô Stangerson dùng để chống lại tên sát nhân thì
hợp lý hơn. Và bây giờ, vũ khí của tên sát nhân là cái gì ?
- Vết thương ở thái dương có vẻ chứng tỏ ý muốn đập chết cô sau khi
bóp cổ không được... Hung thủ chắc phải biết căn gác nóc tầng trên có bõ
Jacques ở, và đó là một trong những lý do tôi nghĩ rằng y đã định thi hành
thủ đoạn bằng một thứ "vũ khí im lặng", khúc gậy ngắn chẳng hạn, hoặc cái
búa...
- Tất cả lý luận ấy không giải thích được hung thủ đã ra thoát "Căn
Phòng Vàng" bằng lối nào ?
- Cố nhiên - Rouletabille trả lời và đứng dậy - Vì phải giải thích điều
đó nên tôi đi Glandier đây và đến rủ anh đi cùng.