hiệp” với họ, nhưng nhật báo này giá đừng tuyển mộ những anh ký giả bụ
sữa thì hơn.
Thế là ông Joseph Rouletabille bước vào phòng thí nghiệm. Ông chào
chúng tôi xong, đứng nghiêm trang đợi Dự thẩm cho phép lên tiếng. Ông
Dự thẩm nói:
- Sao ông, ông tự cho mình là người biết rõ động cơ tội ác, và cái
động cơ ấy, nghịch lại mọi sự hiển nhiên, chính là ăn trộm ?
- Không, thưa ông Dự thẩm, tôi không hề nói thế. Tôi không nói động
cơ tội ác trong vụ này là ăn trộm VÀ TÔI KHÔNG TIN NHƯ VẬY.
- Thế thì tấm danh thiếp này nghĩa là sao ?
- Nó có nghĩa MỘT TRONG NHỮNG ĐỘNG CƠ TỘI ÁC là ăn
trộm.
- Ông căn cứ vào đâu ?
- Vào cái này ! Mời quý vị đi theo tôi.
Và anh chàng yêu cầu chúng tôi theo anh sang gian tiền đình. Chúng
tôi đi đến đó, anh liền lại buồng rửa mặt và yêu cầu ông Dự thẩm quỳ gối
bên cạnh anh. Cái buồng rửa mặt nhỏ có ánh sáng lọt vào qua khung cửa lắp
kính và khi cửa mở thì nó lại càng sáng choang khắp mọi chỗ. Ông De
Marquet và ông Roulclabille phục xuống ngưỡng cửa. Anh phóng viên chỉ
một góc lát đá hoa, nói:
- Sàn đá buồng rửa mặt ít lâu nay bõ Jacques không lau chùi. Cứ
trông lớp bụi này khắc biết. Ông coi đây, dấu hai đế giầy to bản với tí bụi to
đen kèm theo dấu chân của thủ phạm đã in khắp nơi. Chất tro này không là
gì khác hơn bụi than rắc đầy con đường mòn mà người ta phải theo để băng
qua cánh rừng, đi thẳng từ Epinay đến Giandier. Chắc quý vị biết chỗ này
có một khu xóm nhỏ của thợ làm than, họ sản xuất than củi ở đó rất nhiều.
Tên sát nhân có lẽ đã làm như sau: nó lẻn vào đây buổi trưa, khi không có ai
trong biệt thất, và nó đã phạm tội ăn trộm.
- Nhưng mà trộm cái gì mới được chứ ? Ông thấy mất trộm ở chỗ nào
đâu ? Ai chứng minh với ông là có mất trộm ? Tất cả chúng tôi nhao nhao
tấn công một lúc.
- Cái dấu chân nó dẫn tôi đến chỗ tìm ra vụ trộm... - chàng phóng viên
nói tiếp.