“chẳng bao giờ người ta có thể tìm ra”. Ngược lại y lại còn đề nghị giao
thêm cho y một cái đài phát thứ hai phòng trường hợp cái thứ nhất bị hỏng.
Những sự giải thích chi tiết về mọi xu hướng trong nội bộ của chế độ và
quân đội Xy-ri mà Ê-li cung cấp cho cấp trên làm vững thêm nhận thức của
họ rằng chẳng những Ê-li đã bắt rễ một cách chắc chắn ở Đa-mát, mà còn
thông hiểu tình hình, có thể dự kiến đúng đắn về mọi biến chuyển nội tình
của Xy-ri. Cấp trên của Ê-li liền cho y biết vấn đề chính mà lúc này chính
phủ I-xra-en đang lo lắng và có thể sẽ khó tránh khỏi những hậu quả về tình
hình ở biên giới Xy-ri I-xra-en: Đó là kế hoạch của I-xra-en nhằm hoàn
thành chương trình nắn đổi dòng sông Giuốc-đanh, bắt đầu từ hồ Ti-bê-ri-át
dẫn nước ngọt chảy qua một hệ thống thủy nông rộng lớn tới Nê-ghép, ở
phía Nam I-xra-en.
Người Xy-ri thì muốn cho thấy rằng: I-xra-en không có quyền gì trên cả
hồ lẫn nguồn nước hồ này cả. Bằng mọi cách, họ tìm cách ngăn cản I-xra-
en hoàn thành kế hoạch đổi chiều nước trên hồ, một kế hoạch quan trọng
nhằm phát triển những vùng hoang vu của xứ sở (Tức vùng đất mà I-xra-en
mới xâm chiếm của người A-Rập).
Đéc-vi-sơ cho Ê-li biết, I-xra-en đã chi cho kế hoạch này 250 triệu
bảng. Đến năm 1962, nhà nước Do thái còn phải tiêu thêm 400 triệu bảng
nữa. Vì vậy điều rất quan trọng đối với chính phủ I-xra-en là phải tìm hiểu
xem Xy-ri có kế hoạch cụ thể gì về việc xoay dòng các con sông Ba-ni-át
và Ha-bi-ni – hai con sông cung cấp nước cho sông Giuốc-đanh hay
không? Nếu đúng là Xy-ri có thể chiếm lấy nước của hai con sông đó, thì
nước ở hồ Ti-bê-ri-át sẽ xuống thấp đến mức làm cho kế hoạch dẫn nước
ngọt xuống miền nam I-xra-en không thực hiện được! Như vậy, Đéc-vi-sơ
nói tiếp – nhiệm vụ khẩn thiết nhất mà Chính phủ giao cho anh tại Đa-mát
là điều tra những kế hoạch của Xy-ri trong lĩnh vực này. Mọi tin tức, bgay
cả tin tức từng phần, từ Đa-mát gửi về, từ nay sẽ có tác dụng rất to lớn, cho
việc tìm hiểu chiến lược của Xy-ri và sẽ được giành ưu tiên trước mọi tin