trong khu phố lịch sự Áp-bu Ra-ma-na không xa nhà y mấy. Từ ngày trở về
Đa-mát, viên tướng này đã tiếp tục hoạt động chính trị trong nội bộ đảng
của ông ta, đảng “BAATH”.
Khi Gioóc-giơ Xép giới thiệu, En Ha-phê chưa nhớ ra ngay Ca-man A-
min Ta-áp, chàng thanh niên người Xy-ri ở Bu-ê-nốt Ai-rét. Nhưng ông ta
nhớ ra gã nhà buôn lịch thiệp, lúc này đang ngồi trong phòng khách của
ông, khi gã nhiệt thành cám ơn ông hồi ở Bu-ê-nốt Ai-rét đã khuyên gã trở
về Xy-ri.
“Để tỏ lòng biết ơn lời chỉ giáo quí hóa của tướng quuan, tôi xin phép
mang về biếu tướng quân chút tặng phẩm nhỏ”, Ta-áp nói tiếp và đưa cho
viên tướng một cái hộp to đựng loại thuốc lá bào có tiếng là ngon mà y mua
ở Đức. Y nhớ ra rằng En Ha-phê hút píp,Ta-áp tâm sự với viên tướng kế
hoạch của y trong lĩnh vực xuất khẩu hàng mỹ nghệ phẩm đi châu Âu. Y
còn nói rõ thêm dự định kinh doanh sang Ác-hen-ti-na nhằm mục đích thu
hút vốn liếng của kiều dân Xy-ri để hút vốn đầu tư có lợi cho Xy-ri.
Viên tướng, rõ ràng đã bị chinh phục bởi sự duyên dáng và lòng nhiệt
thành kín đáo của Ta-áp, khen ngợi những cố gắng của y, và sau cùng gọi y
bằng Y-a A-hi (Người anh em của tôi) biểu lộ rõ rệt nhất thiện cảm của
ông.
Trong câu chuyện nhát gừng này, En Ha-phê được dịp nói lên sự lo lắng
của ông ta về nội tình ở Xy-ri: Chỉ có mỗi một Đảng là có thể cứu vãn được
đất nước. En Ha-phê rõ ràng muốn nói “chỉ có đảng BAATH”. Khi tiễn Ta-
áp ra cửa, ông ta còn nói với Ta-áp bằng một thành ngữ mà người A-rập
thường dùng: “Hãy coi nhà tôi như nhà anh vậy”. Dẫu sao thì Ta-áp cũng
cảm thấy đây là dấu hiệu về kết quả đầu tiên của chuyến thăm viên tướng,
người mà ít lâu sau nắm chức vụ tối cao: Tổng thống nước Cộng hòa Xy-ri.
Trong khi chờ đợi thì cuộc thăm viếng En Ha-phê ở nhà riêng của ông
ta và việc xâm nhập vào bộ Thông tin cũng là đầu đề cho một số bức điện