Ha-ren từ chức sau bao nhiêu năm công tác tận tụy cũng gây ra sự rối ren
trong số những người hợp tác thân cận của ông, nhưng không gây ra hậu
quả gì quan trọng đến hoạt động bí mật cả.
Trong khi Xy-ri lo lắng về những công việc nội bộ của mình, những
công việc miên man từ sau vụ đảo chính cuối cùng, thì I-xra-en trong nhiều
tuần lễ liền cũng bận trí về những lo âu của chính mình hơn là những sự
việc ở Đa-mát.
Nói đúng ra thì vụ đảo chính xảy ra ở Đa-mát đã thiết lập lên ở Xy-ri
một chế độ hoàn toàn khác với các chế độ trước và mở ra một kỷ nguyên
mới cho tên gián điệp từ I-xra-en tới.
Sau vụ đảo chính ngày 9 tháng ba, đại tá Xa-lim Ha-tum giữ một vai trò
bậc nhất. Chính ông ta nắm những đơn vị xung kích, ngay tảng sáng đã
đánh chiếm tòa nhà Bộ tham mưu Xy-ri và đài phát thanh Đa-mát. Sau đó
Ca-man Ta-áp, đã bị xô đẩy vào giữa những con người gây ra sự thay đổi
chế độ. Hơn thế nữa, Ta-áp lại còn hòa mình vào cuộc sống thầm kín của
những anh hùng nổi lên nắm quyền lãnh đạo đất nước họ. Vừa làm xong sự
nghiệp nắm chính quyền một cách nhanh chóng, đại tá Xa-lim Ha-tum đã
cùng với cô bạn gái ở sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ, chạy vội tới mượn nhà anh bạn
Ta-áp, “Tôi ăn mừng thắng lợi…”, ông ta nói trong điện thoại với Ca-man
Ta-áp.
Sau vụ đảo chính, đảng “BAATH” nắm giữ quyền lực chính trị ở Xy-ri.
Một lãnh tụ cũ của đảng, Xan-lát En Bít-ta làm thủ tướng chính phủ, và
mười hai trong hai mươi bộ trưởng cũng do đảng này bổ nhiệm. Những
ngày sau, một phái đoàn do đảng “BAATH” Xy-ri và của đảng anh em,
đảng “BAATH” I-rắc, đi Ai-Cập và ngày 17 tháng tư năm 1963, một bản
hiệp ước tương trợ đã được ký kết giữa ba nước. Nhưng dưới mắt những
nhà chuyên môn, hiệp ước này che đậy vụng về sự bất đồng sâu sắc đang
có giữa Đa-mát và Cai-rô: đảng “BAATH” tuy tuyên bố thống nhất dân tộc
A-rập và có những ý định tốt đẹp với Nát-xe, nhưng trong thâm tâm đảng