Tuy thế, Ta-áp cũng không sao nhãng công việc xuất khẩu. Vào tháng
chạp năm 1962, một chuyến hàng quan trọng đầu tiên gồm bàn chế tạo ở
Đa-mát và quần áo đặc biệt bằng da được gửi đi châu Âu, từ bến Bi-ê-rút.
Những chuyến hàng này trở thành thường xuyên từ ngày ấy, tạo cho Xa-
linh-giơ ở Muy-ních và ở Duy-rích gửi được các khoản tiền cho Ta-áp, chắc
chắn là quá với số tiền mà y trả cho những người bán hàng ở địa phương.
Tóm lại cứ như vậy, tên gián điệp có đầy đủ lý do khi nhận những khoản
tiền y cần dùng để làm tốt nhiệm vụ của y.
Sự kín đáo của Ta-áp dối với những cuộc đến chơi “có đôi” mà Xép và
Ha-tum thường xuyên tổ chức ở nhà y trong lúc y đi vắng, cũng tỏ ra với
những người bạn đó rằng y xứng đáng để họ tin cậy. Ta-áp được nghe từ
miệng Ha-tum tin này. Viên chỉ huy mặt trận, đại tá Di-hát En Ha-ri-ri
người ở Hê-mét, mới có ba mươi tư tuổi, trong tay có sẵn nhiều sư đoàn
quân đóng ở dọc biên giới I-xra-en, đã xúi giục bộ tham mưu nổi dậy chống
chính phủ dân sự ở Đa-mát.
Trong bức điện mà Ta-áp đánh về Ten A-víp ngày này tháng hai năm
1963 – nhờ có cái đài phát giấu kỹ trong phòng ngủ (mà y cảm thấy phòng
đó thật cần thiết cho mấy anh bạn Xy-ri) bức điện báo tin sắp xảy ra đảo
chính ở Xy-ri có ghi cả bằng chữ tên người cung cấp tin này, đại tá Xa-lim
Ha-tum.
Nguồn tin quí giá ấy, đã được những chuyên viên của Cục tình báo đem
ra phân tích tỉ mỉ, nhưng lần này lại kết luận có thể chỉ là những lời đồn đại
tung ra ở Đa-mát, ít có khả năng xảy ra ngay.
Một tháng sau, ngày 8 tháng ba năm 1963, vụ đảo chính mà Ca-man
Ta-áp đoán trước, do sự bép xép của Ha-tum đã xảy ra thật. Cục trưởng
Cục tình báo quân sự I-xra-en, tướng Mai-ơ A-mít, ngay tối thứ bảy, 9
tháng ba, liền họp các nhà báo I-xra-en ở Ten A-víp để nói cho họ biết rằng
vụ đảo chính cuối cùng ở Đa-mát là do đại tá Di-hát En Ha-ri-ri thủ mưu.
Ngay khi phong phanh biết ý đồ của ông ta, Đa-mát đã quyết định đẩy ông