Nói thạo tiếng Pháp, Ê-li Cô-hen không gặp khó khăn gì khi chuyện trò
với một vài khách trọ nơi y cùng ở. Y tự giới thiệu là khách “du lịch” ở
miền Nam nước Pháp và hỏi họ ở quán cà phê hay tiệm ăn nào, có thể gặp
gỡ thoải mái được các nhà doanh nghiệp hoặc với các công chức của chính
phủ?
Thế là mới tới Giê-ru-xa-lem có hai ngày, Ê-li đã làm quen ngay ở tiệm
cà phê “Viên-na” một công chức làm ở một Bộ quan trọng và ngay tối hôm
đó, được mời tới ăn cơm tối ở nhà người này. Trong bữa cơm, Ê-li gặp viên
giám đốc một ngân hàng nhỏ ở thủ đô. Khi nghe thấy nhà “du lịch Pháp” có
ý định đến sinh sống ở I-xra-en và muốn chuyển về đó khoản vốn nhỏ, viên
giám đốc liền hẹn gặp Ê-li ở văn phòng vào sáng hôm sau. Sáng hôm sau,
cuộc trao đổi giữa Ê-li và viên giám đốc – cảm thấy có thể làm ăn được và
định bụng muốn lợi dụng việc chuyển cái vốn ấy – kéo khá dài và kết quả.
Thế là Ê-li biết tất cả những khó khăn về kinh tế và tài chính của I-xra-en,
của sự “tai biến” sắp sửa đến gần do việc ngừng thanh toán những khoản
bồi thường của Đức và việc giảm bớt những cuộc quyên góp tiền ở Mỹ cho
I-xra-en. Ê-li đặt cơ man là câu hỏi và viêm giám đóc thì đem hết sức để
cung cấp những lời giải đáp một cách vô cùng lễ độ và với thiện chí rõ rệt.
Không cần phải nói là sau đó, viên giám đốc ngân hàng trẻ tuối nọ tưng
hửng như thế nào khi mất hút tin tức của khách hàng. Có thể giờ đây, đọc
những dòng này, anh ta ắt phải tức giận lắm khi biết rằng người khách “du
lịch” miền Nam nước Pháo không phải ai khác mà chính là Ê-li Cô-hen.
Tên gián điệp tập sự nhận thấy y bị theo dõi ở Giê-ru-xa-lem, đúng như
Đéc-vi-sơ đã báo cho y biết trước. Sau này, y ngắm nghía những bức ảnh
người ta chụp y cùng với những người khác ở tiệm cà phê Viên-na và viên
công chức nọ. Trái lại, Ê-li đã giấu kín được cuộc gặp gỡ với viên giám đốc
ngân hàng, và được huấn luyện viên của y khen ngợi.
Hoạt động ở “Giê-ru-xa-lem” kéo dài mười ngày. Ê-li Cô-hen dưới cái
tên Mác-xen, còn làm quen được với một số đông đáng kể những nhà buôn,