Ta-áp chấp hành ngay. Y đi tìm bạn bè để xin thư giới thiệu. Ngày 13
tháng 5 năm 1961, Ta-áp đến văn phòng A-lê-san báo cho ông ta biết là
mình quyết định đi và xin thư giới thiệu. A-lê-san đã giữ lời hứa, ông hoan
hỉ đưa cho Ta-áp xem bức thư vừa viết cho con trai ở Đa-mát và ghi thêm
vào bức thư vài chữ giới thiệu ông bạn Ca-man Ta-áp. Ngoài ra, A-lê-san
còn đưa cho Ta-áp một bức thư giới thiệu khác gửi con trai tên là Ca-man
Hát-xan và ba bức thư như thế, một bức cho Ha-bíp Ha-ríp là một nhà
buôn, bạn của A-lê-san, là người có tiếng ở Đa-mát, một bức thư khác gửi
cho người em họ ở A-lec-xăng-đơ-ri và bức thứ ba cho một tay chủ ngân
hàng có tiếng ở Bi-ê-rút.
Với kiểu này, Ta-áp có cả một lô những thư từ của bạn bè A-rập ở Bu-ê-
nốt Ai-rét, phần đông nhờ hắn gửi cho gia đình ở Li-băng và Xy-ri. Ta-áp
thận trọng kể với mọi người rằng, hắn sẽ đi tham quan nhiều thủ đô A-rập,
nhưng không quên nói thêm, y sẽ dừng lại châu Âu một thời gian.
Ta-áp xin được một thị thức Ai Cập ở Đại sứ quán Cộng hòa A-rập
thống nhất ở Bu-ê-nốt Ai-rét không khó khăn gì. Cả lãnh sự quán Li-băng
cũng cấp cho y một thị thực giá trị trong sáu tháng. Như vậy là Ca-man Ta-
áp sẵn sàng lên đường mà nơi dừng chân cuối cùng là Đa-mát. Sáu tháng
trôi qua kể từ ngày y tới Ác-hen-ti-na, vai trò mới của y thế là đã tác thành
vĩnh viễn.
Cuối tháng tám năm 1961, Ta-áp đáp máy bay đi từ Bu-ê-nốt Ai-rét đi
Duy-rích, lần này y đi qua Luân-đôn, nhưng không ở lại. Làm đúng chỉ thị
nhận qua A-bơ-ra-ham, y chỉ ở lại Duy-rích trong thời gian đổi máy bay.
Khi kiểm soát hộ chiếu và hải quan xong, y nhận ra một người quen cũ: I-
xra-en Xa-linh-gơ, liên lạc viên của y ở châu Âu.
Trong suốt thời gian Ê-li ở lại Ác-hen-ti-na, Xa-linh-gơ đều nhận gửi
thư từ của y cho Na-đi-a ở I-xra-en qua một hòm thư bí mật ở Duy-rích,
mỗi lần Xa-linh-gơ đều cẩn thận gửi từ một thành phố khác nhau ở châu
Âu. Thư Ê-li viết cho vợ đều ngắn gọn và chỉ nói đến “công việc làm ăn”