cho ngay chính bản thân anh ta và có thể dẫn đến những hành động sơ xuất
thiếu cân nhắc và quá mạo hiểm.
Dù sao, cũng phải để cho Ê-li qua lần thực tập cuối cùng nữa trước khi
có lệnh cho y lên đường. Để các bạn bè Ả-rập của Ta-áp ở Bu-ê-nốt Ai-rét
bớt lo lắng, y phải viết khá nhiều bưu ảnh để gửi từ các thủ đô châu Âu
khác nhau về Ác-hen-ti-na.
Đáp lại mọi sự dặn dò của Đéc-vi-sơ, Ê-li uể oải trả lời cụt lủn: “Tôi
không cho rằng con đường đi Đa-mát lại dài đến thế. Tại sao lại phải chết
vì mệt mỏi và nôn nóng trước khi tới đấy”. Về phần y, đây không phải là
cơn khó chịu mà là tình cảm giống như sự bồn chồn của loại ngựa chiến đã
hít mùi thuốc súng và mùi chiến trường muốn vội vàng lao mình vào cuộc
chiến. Nhưng cấp trên của y thì nghĩ khác, việc luyện tập thêm là cần thiết
và ngay bây giờ, bắt đầu từ những kết quả đặc biệt của phần đầu chuyến
công tác ở Ác-hen-ti-na, phải sắp đặt kế hoạch chi tiết của y ở Xy-ri.
Một lần nữa, Ê-li lại tìm đến căn gác nhỏ của Đéc-vi-sơ ở phố A-len-by
tại Ten A-víp. Với sự giúp đỡ của một huấn luyện viên chuyên gia về các
đài phát bí mật của Cục tình báo. Ê-li tiến bộ nhanh chóng trong việc sử
dụng một đài phát giống như đài mà y sẽ sử dụng nay mai ở Đa-mát. Sau
vài tuần huấn luyện, y đã đánh trung bình mỗi phút được 45 đến 50 chữ,
được các nhà chuyên môn công nhận là vừa phải. Y học cách dùng nhiều
mật mã, tập đọc các bức điện mật mã do huấn luyện viên của y “gửi” cho
và sau đó học thuộc lòng các mặt mật mã.
Trong đợt huấn luyện cuối cùng ở Ten A-víp, nhiều lần huấn luyện viên
của Ê-li có nhiệm vụ khám phá những nét riêng biệt trong “cách đánh” của
y khi phát tin. Đối với cái tai của một chuyên gia giỏi, “cách đánh” của mỗi
người đều khác nhau như vân tay của con người vậy. Nói cách khác, tính
chất của mỗi tín hiệu “mooc-xơ” được phát đi từ một đài ở khoảng cách
nhất định, có thể dễ dàng nhận ra người phát ra tín hiệu này mà không cần
báo trước mật số. Những thay đổi rất nhỏ “cách đánh” chẳng nghĩa lý gì