560
Tâm trí là chiếc kéo: nó cứ cắt. Nó giống như con
chuột đồng, chuột nhà, cứ gặm nhấm.
Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng một trong các nhân
vật huyền thoại ở Ấn Độ là Ganesh, Thượng đế có đầu
voi. Ông ấy là Thượng đế của logic. Ông ấy cưỡi trên
lưng một con chuột; con chuột là phương tiện của ông ấy.
Logic giống như chuột: nó gặm nhấm. Nó là chiếc kéo.
Tâm trí bao giờ cũng làm cho mọi sự bị phân chia.
Tâm trí là một loại lăng kính: cho ánh sáng trắng đi qua
lăng kính và nay lập tức nó bị chia thành bẩy mầu; cho
bất kì cái gì đi qua tâm trí và nó đều trở thành phân đôi.
Sống và chết không phải là sống-và-chết đâu. Thực tại là
sốngchết. Nó phải là một từ, không phải hai, thậm chí
không có gạch nối ở giữa. Sốngchết là một hiện tượng,
yêughét là một hiện tượng, tốisáng là một hiện tượng, phủ
địnhkhẳng định là một hiện tượng. Nhưng cho hiện tượng
một này đi qua tâm trí và cái một lập tức bị chia thành
hai. Sốngchết trở thành sống và chết - không chỉ bị chia
ra mà chết trở thành đối kháng với sống - chúng là kẻ thù.
Bây giờ bạn có thể cứ cố gắng làm cho cái hai này gặp
gỡ, và chúng sẽ không bao giờ gặp gỡ.
Kipling là đúng - rằng “Đông là Đông và Tây là Tây
và cặp này không bao giờ gặp gỡ.” Về mặt logic điều đó
là đúng. Làm sao Đông có thể gặp Tây được? Làm sao
Tây có thể gặp Đông được? Nhưng về mặt tồn tại điều đó
là hoàn toàn vô nghĩa; chúng đang gặp gỡ ở mọi nơi.
Chẳng hạn, bạn đang ngồi ở đây ở Pune: nó là Đông hay
nó là Tây? Nếu bạn so sánh nó với London nó là Đông,
nhưng nếu bạn so sánh nó với Tokyo nó là Tây. Đích xác
nó là gì, Đông hay Tây? Trên từng điểm Đông và Tây
đang gặp gỡ, và Kipling nói, “Cặp này sẽ không bao giờ
gặp gỡ.” Cặp này đang gặp gỡ ở mọi nơi. Không một
điểm nào mà là chỗ Đông và Tây không gặp nhau và