419
Bây giờ Alice trở nên nhận biết về vấn đề là gì. Cô
bé nói, “Tâu bệ hạ, không ai là không ai.”
Và nhà vua nói, “Tất nhiên. Ta biết Không ai phải là
Không ai chứ. Nhưng ông ấy ở đâu?”
Và theo cách này chuyện cứ tiếp diễn mãi.
Ngay cả trống rỗng cũng có thể trở thành một vật.
Đó là điều đã xảy ra trong triết lí Phật giáo: các triết gia
bắt đầu nói về trống rỗng dường như trống rỗng là
Thượng đế, dường như trống rỗng là chính bản chất của
cuộc sống. Họ bắt đầu nói về cái không dường như cái
không là cái gì đó. Cái không chỉ là lời. Trong tự nhiên,
không không tồn tại. Không là phát minh của con người.
Trong tự nhiên, mọi thứ đều là có. Trong tự nhiên, chỉ cái
khẳng định tồn tại. Cái phủ định là phát minh của con
người.
Chẳng hạn, cái ghế này chỉ là cái ghế. Trong tự
nhiên ghế chỉ là cái ghế - nó là điều nó đang là - nhưng
trong ngôn ngữ chúng ta có thể nói, “Đây không phải là
bàn. Đây không phải là ngựa. Đây không phải là người” -
và mọi phát biểu đó đều đúng, bởi vì ghế không phải là
bàn, và ghế không phải là ngựa, và ghế không phải là
người. Nhưng đây chỉ là những phủ định về ngôn ngữ.
Trong tự nhiên, trong sự tồn tại, ghế đơn giản là ghế.
Trong tự nhiên cái phủ định không tồn tại, mà chỉ có cái
khẳng định. Nhưng trong ngôn ngữ cái phủ định tồn tại,
và bởi vì cái phủ định mà các triết lí lớn đã nảy sinh: tính
không trở thành một vật trong bản thân nó, sự vắng bóng
được nói tới dường như nó đã là một loại hiện diện nào
đó. Cho nên phải thận trọng về nó.
Để làm cho bạn tỉnh táo, Thầy Lữ Tử nói, nhớ lấy: