khác người! Dù sao, dân miền Bắc cũng không kém gì họ. Nhưng ta không
biết tất cả những điều ấy có ích gì cho ngươi.”
“Nói thật với ông, nghề của ta là phục chế tranh lụa. Ta đang tự hỏi không
biết trong một ngôi nhà đẹp thế kia, lại ở xa trung tâm trấn huyện, có tranh
hỏng cần sửa chữa không?”
“Đừng nên hy vọng gì vào chuyện ấy. Chưa người bán hàng rong và thợ thủ
công lưu động nào bước được qua ngưỡng cửa nhà này.”
Nhưng Đào Cam không dễ dàng thối chí. Ngay khi đi khuất góc phố, y liền
lôi trong ống tay áo ra chiếc túi ảo thuật. Y chỉnh những mẩu tre bên trong
và chiếc túi lập tức có vẻ như đang đựng những lọ keo cùng bút vẽ của
nghệ nhân sửa tranh chuyên nghiệp. Sau đó y bước thẳng tới cổng nhà Lâm
Phiên và lấy hết sức gõ mạnh cửa. Một lúc sau, lỗ cửa con mở ra và một bộ
mặt cau có xuất hiện.
Đào Cam đã trải qua tuổi thanh xuân trên tất cả các nẻo đường của Đại
Đường, nên y có thể nói thông thạo một số tiếng địa phương. Thế là y liền
lấy giọng Quảng Châu bảo người gác cổng, “Ta là thợ tranh lụa đã học
nghề ở Quảng Châu. Ở đây có cần sửa tranh lụa không?”
Nghe giọng nói của quê hương, mặt người gác cổng sáng lên và ông ta
nhanh nhẹn mở cổng.
“Ta sẽ vào hỏi chủ cho. Vì ngươi nói được thứ tiếng đứng đắn và đã từng
sống ở thành phố của bọn ta, mời ngươi vào trong này đợi.”
Đào Cam nhìn thấy một khoảng sân sạch sẽ được bao quanh bởi dãy nhà
một lầu. Vẻ im ắng trong khu nhà làm y ngạc nhiên. Y không nghe thấy
tiếng người ở đi lại hối hả, như vẫn thường xảy ra như ở những gia cư lớn.
Khi người gác cổng quay ra, thì nét mặt ông ta lại trở lại vẻ như trước. Một
người mặc áo lụa hoa nổi màu đen theo kiểu Quảng Châu theo sau. Gã có