vẻ kín đáo và có thể là mỉa mai nữa. Vậy Johnson có phải là ‘Ben trung
thực’ Johnson không? Hay ông ta là Ben Johnson mỉa mai, dí dỏm? Tôi
muốn nói tới những câu thơ đề tặng ngay bên dưới bức chân dung khắc ngớ
ngẩn trong cuốn sách của ông ta:
Hởi các độc giả, hãy nhìn
Không phải bức chân dung, mà cuốn sách
“Một khuyến cáo có lí đấy, nếu tính tới sự xấu xí của bức chân dung”.
“Phải, nhưng không cần nhiều sự vòng vo đến thế để biến cả bài thơ thành
một nhân chứng ngấm ngầm rằng bức chân dung đó không phải là của
Shakespeare. Bên cạnh đó, với một sự kiện về xuất bản, cuốn Tuyển tập có
vẻ đã xuất hiện một cách rất lặng lẽ, như thể với một lời thì thầm, nếu
không phải là tiếng thút thít khóc thầm. Khi Johnson xuất bản tuyển tập tác
phẩm của chính ông ta vào năm 1616, có tới chừng ba mươi nhà thơ và văn
sĩ tiếng tăm gửi tới những bài sonnet chúc mừng ngợi ca. Với Shakespeare,
Johnson là người duy nhất có thể muốn làm điều tương tự. Những người
còn lại - và cũng chỉ có ba người - đều chỉ là loại hạng ba, nếu như anh coi
họ cũng được xếp hạng”.
“Vậy nếu không phải Shakespeare thì là ai đây?”
Tôi đưa tay lên tỏ vẻ chịu thua. “Khó khăn là ở điểm này. Thứ nhất, người
nào lại quan tâm đến việc giữ bí mật đến vậy? Có thể là một nhà quý tộc -
sân khấu sẽ là một vết nhơ với tên tuổi của gia đình. Một phụ nữ, cho dù
thuộc tầng lớp nào, hẳn rồi. Rồi lại còn những độc giả cho rằng họ nhìn
thấy những thông điệp bí mật được mã hóa trong các vở kịch - thường là
những triết lí của Hội thợ nề tự do, Thập tự hoa hồng, hay dòng Jesuit, hay
cho rằng tác giả của những vở kịch này - thường là Bacon - chính là con
trai của nữ hoàng. Với họ, danh tính giả có vẻ là một biện pháp an toàn cần
thiết.
“Nhưng làm thế nào mà một bí mật như vậy vẫn được giữ kín? Cứ cho là
đúng đi, và có ai đó đã viết những vở kịch này. Cho dù ông ta không biết ai
đã viết ra chúng. Ben Johnson phải biết rằng người diễn viên không phải là
tác giả, cũng như phần lớn đoàn kịch của nhà vua. Một số người không nhỏ